15 January, 2020 0 nhận xét Nhận xét
Xin quý báo cho biết yếu tố nào khiến nhiễm nấm? Và dấu hiệu nhận biết căn bệnh này?
hohunghoa@yahoo.com
Bệnh nấm Candida là bệnh cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính do nấm men giống Candida, hầu hết là Candida albicans. Candida có sẵn ở trong cơ thể (phế quản, khoang miệng, ruột, âm đạo, vùng da quanh hậu môn) bình thường ở dạng hoại sinh không gây bệnh. Khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ chuyển sang ký sinh và gây bệnh.
Các yếu tố thuận lợi để cho nấm Candida gây bệnh là: phụ nữ có thai, có bệnh đái đường, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với nước, dùng kháng sinh hoặc corticoid kéo dài...
Bệnh viêm vùng kín do nấm rất thường gặp ở phụ nữ, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do Candida albicans chiếm khoảng 90%, nhiều phụ nữ bị nhiễm nấm nhưng không có biểu hiện bệnh, khi gặp điều kiện thuận lợi như vệ sinh kém, mặc quần áo quá chật, quần lót bằng vải nilon gây ẩm ướt và không thoáng khí dễ có biểu hiện bệnh lý. Nguồn lây nhiễm nấm có thể ở ngoài môi trường hoặc ở đường tiêu hóa lây nhiễm sang.
Khi mắc bệnh thường có 2 triệu chứng nổi bật là rất ngứa và ra khí hư. Ngứa âm hộ là thường gặp nhất và làm cho người bệnh rất khó chịu, nhiều người gãi gây trầy xước làm bội nhiễm tại chỗ. Khí hư thường không nhiều và có màu trắng như váng sữa, không có mùi hôi. Các biểu hiện khác là đau, cảm giác bỏng rát trong âm đạo, âm hộ, đi tiểu khó và đau khi giao hợp. Trường hợp nặng có thể gây đỏ, phù nề âm hộ và môi nhỏ, môi lớn, đôi khi lan ra cả đùi, bẹn. Bệnh thường nặng lên trước kỳ kinh nguyệt.
Nếu có các biểu hiện trên, bạn có thể đến các cơ sở y tế để khám và xét nghiệm. Việc soi tìm bào tử nấm hiện nay có thể thực hiện được ở các cơ sở y tế tuyến huyện và nhiều cơ sở y tế khác. Khi đã xác định bệnh, cần điều trị ngay.
BS. Nguyễn Hương
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Vì sao trẻ cần dinh dưỡng hợp lý để phát triển?
Vitamin K giúp xương khỏe mạnh và ngừa bệnh tim mạch
5 mẹo tăng sức đề kháng cho trẻ rất hiệu quả
Mắc bệnh động kinh có nên mang thai?
Đánh giá