18 January, 2016 0 nhận xét Nhận xét
Bạn có bị chứng tiểu không tự chủ? May thay, có 13 nguyên nguyên rõ ràng cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng bệnh này. Sau đây là 13 vấn đề sức khỏe có thể dẫn tới các bệnh về tiểu tiện
Các nguyên nhân dẫn tới tiểu không tự chủ
Bởi Amandan Gardner
Bạn có phải đi vệ sinh thường xuyên hoặc xảy ra “sự cố” nếu không đủ nhanh?
Có thể bạn đang gặp phải chứng tiểu không kiểm soát căng thẳng hoặc cấp bách. (Hoặc kết hợp cả 2 dạng).
Thật may vì người ta đã tìm ra các nguyên nhân rõ ràng và phương pháp điều trị hiệu quả. Sau đây là 13 vấn đề về sức khỏe có thể dẫn tới tiểu không kiểm soát.
Sinh sản
Sinh con – đặc biệt qua âm đạo – là một nguyên nhân phổ biến của tiểu không tự chủ căng thẳng.
“Điều này làm thay đổi sự hỗ trợ bình thường của bàng quang và niệu đạo”, đường ống nước tiểu chảy ra ngoài từ cơ thể, giải thích của tiến sĩ Christopher Wolter, phó giáo sư khoa niệu đạo tại Mayo Clinic, Scottsdale, Ariz.
Khi bàng quang không có sự hỗ trợ thích hợp, sự kiểm soát sẽ giảm đi. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Erin Bird, phó giáo sư khoa giải phẫu tại Texas A&M Health Science Center College of Medicine, in Temple, các phương pháp bảo vệ như các bài tập tăng cường sức mạnh hoặc tiểu phẫu hiệu quả với 85% người bệnh.
Mang bầu
Tiểu không tự chủ khi bầu bí – một dạng không tự chủ căng thẳng – có thể gây ra bởi trọng lượng đang gia tăng của thai nhi chèn lên bàng quang hoặc bởi sự thay đổi hocmôn, làm tăng lượng tiểu tiện.
Theo bác sĩ Bird, tập kegel có thể giúp làm tăng cường các cơ vùng sàn chậu trong và sau thời kì mang thai.
Phẫu thuật cắt bỏ tử cung
Vì tử cung cùng chia sẻ các cơ với bàng quang nên việc cắt bỏ dạ con (hay bất kì phẫu thuật vùng chậu khác xử lí vấn đề này) đều gây tổn thương lên các cơ hỗ trợ hệ thống bàng quang.
Phẫu thuật, giống như sinh con và mang bầu, sẽ làm yếu các cơ vùng sàn chậu, vốn có tác dụng hỗ trợ bàng quang, tử cung cũng như âm đạo và trực tràng, dẫn tới tiểu không tự chủ stress.
Tuổi tác
Nguy cơ mắc chứng không tự kiểm soát tiểu tiện sẽ tăng lên cùng theo năm tháng, không chỉ với nữ giới mà nam giới cũng vậy (nguy cơ gặp phải bằng 1 nửa so với nữ).
Một phần của vấn đề đơn giản là sự hao mòn. Tiến sĩ Annette Sessions, phó giáo sư niệu học lâm sàng trường University of Rochester Medical Center, New York cho rằng “Có những sự thay đổi trong thành phần các mô hỗ trợ hệ thống tiết niệu. Nó không phải luôn đầy đủ và dẻo dai. Đó là tất cả những gì có được” .
Một nguyên nhân khác có thể do tổn thương não, hậu quả của đột quỵ hoặc mất trí, làm cản trở khả năng của hệ thống thần kinh trung tâm trong việc gửi đi tín hiệu đúng tới bàng quang.
Phẫu thuật tiền liệt tuyến
Theo bác sĩ Bird, nguyên nhân chính bên cạnh tuổi tác, dẫn tới chứng tiểu tiện không soát ở nam giới là do phẫu thuật ung thư tiền liệt tuyến.
Bác sĩ Bird, đồng thời cũng là chủ nhiệm khoa phẫu thuật chỉnh hình cơ quan sinh dục và điều trị rối loạn chức năng bài tiết tại Scott & White, Temple, giải thích “Do cơ vòng giải phẫu bị thương (trong suốt tiến trình)”.
Do tác dụng phụ phổ biến này (thêm chứng rối loạn cương dương), rất nhiều bác sĩ khuyến cáo “thận trọng chờ đợi” đối với một số khối u tiền liệt tuyến, vì chúng có thể phát triển chậm thì nguy cơ phẫu thuật sẽ cao hơn lợi ích của việc loại bỏ khối u.
Phình đại tiền liệt tuyến
Tuyến tiền liệt có thể là một nguồn khác nữa dẫn tới chứng tiểu không kiểm soát nếu nó bị phình ra trong một khoảng thời gian dài. Hầu hết nam giới bị phình tiền liệt tuyến, còn gọi là tăng sản tiền liệt tuyến lành tính, hay xảy ra sau tuổi 40.
Bác sĩ Wolter giải thích “tiền liệt tuyến phình to gây ra tắc nghẽn và sự tắc nghẽn này khiến các cơ bàng quang thực sự bị phình to ra hoặc dày lên, làm tăng tính bất ổn cho bàng quang. Nếu nước tiểu tích lũy nhiều hơn thì cuối cùng sẽ bị tràn ra (không tự chủ), đặc biệt trong thời điểm áp lực vật lý tăng”.
Tiểu đường
Tiểu không tự chủ cũng có thể gây ra bởi bệnh tiểu đường, đặc biệt nếu kiểm soát bệnh kém hoặc khi phải đứng lâu. Vấn đề thường do bệnh thần kinh, tổn thương dây thần kinh là một dạng phức tạp của bệnh.
Bác sĩ Session nói “Có sự thương tổn các dây thần kinh tới bàng quang khiến họ không cảm thấy bàng quang đang phồng lên. Họ mất tri giác mỗi khi bàng quang đầy”.
Hơn nữa, bệnh tiểu đường làm tăng lượng đường trong máu khiến lượng tiểu tiện cũng tăng theo (tỉnh dậy nhiều lần trong đêm để đi vệ sinh là dấu hiệu sớm của cả tiểu đường tuýp 1 và 2).
Béo phì
“Béo phì (thường đi kèm với tiểu đường) chắc chắn khiến người bệnh tăng nguy cơ mắc chứng tiểu không tự chủ căng thẳng. Nó sẽ làm tăng áp lực lên bàng quang và cấu trúc sàn vùng chậu”, bác sĩ Wolter cho biết.
Nhưng triệu chứng này phổ biến ở nữ hơn so với nam, do sự khác biệt về giải phẫu sinh lý.
Tin tốt rằng các phương pháp điều trị tiểu không tự chủ hiệu quả với phụ nữ cân nặng bình tường cũng hiệu quả với phụ nữ béo phì vì vậy, bạn có thể tìm kiếm phương pháp điều trị thích hợp.
Lạm dụng thuốc
Theo một nghiên cứu năm 2009, những người sử dụng “thuốc hộp đêm” ketamine ( ma túy loại mới), hay có tên lóng “Special K” 2 hoặc trên 2 năm sẽ dễ mắc chứng tiểu tiện không tự chủ.
“Đây cơ bản là một chất gây mê thú ý vì vậy tôi có thể hiểu được tại sao nó lại dẫn tới tình trạng tiểu không tự chủ như người mất trí”, theo bác sĩ Wolter, người đã tự kiểm chứng.
Tuy nhiên, những gì ông nhìn thấy là sự khó khăn tiểu tiện và vấn đề tràn tiểu ở những người dùng quá nhiều ma túy.
Hơn nữa, một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn cũng có thể làm tăng tình trạng tiểu không kiểm soát.
U xơ tử cung
Mặc dù không hay xảy ra, song u xơ tử cung cũng có thể dẫn tới mất kiểm soát tiểu nếu khối u đủ lớn và đẩy trực tiếp vào bàng quang.
Giải thích này hoàn toàn có nghĩa vì tử cung và bàng quang nằm cạnh nhau, nhưng khả năng gây ra tiểu không tự chủ ít xảy ra.
Mãn kinh
Tiểu không tự chủ do mang bầu, sinh con hoặc các phẩu thuật thường không xảy ra ngay tức thì sau đó.
Có thể mất nhiều năm hoặc hàng chục năm sau những sự kiện trên, thường trong hoặc sau mãn kinh, đơn giản là vì rất nhiều cơ chế cho phép bàng quang hoạt động bình thường chính là sự nhạy cảm estrogen.
“Estrogen (trong những năm trẻ tuổi) có đủ để bảo vệ các thương tổn cấu trúc trước đó”, theo bác sĩ Wolter. Khi lượng estrogen bắt đầu suy giảm, sự kiểm soát của bàng quang cũng theo đó giảm xuống.
Các khối u
Bạn có thể thư giãn. Ung thư bàng quang có thể gây ra tiểu không tự chủ, song rất hiếm.
Bác sĩ Bird cho hay “Khi có vấn đề với việc kiểm soát tiểu tiện, nó gây khó chịu nhưng thường không hiểm ác, dù sẽ có gây cản trở chất lượng cuộc sống của bạn. Ung thư không phải những gì chúng ta thường nghĩ tới”.
Medshop.vn dịch
Theo Health
Đánh giá