28 April, 2020 0 nhận xét Nhận xét
Hiện nay, tiểu không tự chủ là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt cho người mắc, thậm chí làm tăng nguy cơ tai biến, đột quỵ nếu đi tiểu ban đêm.
Nguyên nhân nào dẫn đến tiểu không tự chủ ở người cao tuổi?
Tiểu không tự chủ ở người cao tuổi là tình trạng rò rỉ nước tiểu ra bên ngoài không theo ý muốn. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
Bệnh lý về thần kinh
Tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh đột quỵ, xơ hóa tủy,… đây đều là những nguyên nhân gây tổn thương, rối loạn hệ thần kinh, bao gồm cả dây thần kinh điều khiển hoạt động tiểu tiện, dẫn đến tiểu không tự chủ.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống nhiều chất kích thích bàng quang như cam, chanh, bưởi,... hay uống rượu, bia,... cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiểu không tự chủ.
Suy yếu cơ bàng quang
Mặc dù có nhiều nguyên nhân kể trên nhưng các chuyên gia cho biết, đây mới là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiểu không tự chủ ở người cao tuổi. Ở người khỏe mạnh, khi bàng quang đầy nước tiểu (400 - 620ml), cơ bàng quang sẽ gửi tín hiệu đến não bộ và có cảm giác buồn tiểu. Ở người cao tuổi, chức năng các cơ quan trong cơ thể suy giảm, bao gồm cả cơ bàng quang, làm rối loạn hoạt động tiểu tiện, chỉ một lượng nhỏ nước tiểu đã kích thích phản xạ đi tiểu, nếu không nhanh đến nhà vệ sinh sẽ dẫn đến tiểu không tự chủ.
Tiểu không tự chủ ở người cao tuổi gây ảnh hưởng gì?
Tiểu không tự chủ ở người cao tuổi ngày càng có dấu hiệu gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, tâm lý và công việc của họ. Cụ thể như sau:
Ảnh hưởng đến cuộc sống
Người cao tuổi mắc chứng tiểu không tự chủ dễ bị tiểu ra quần, khiến họ cảm thấy xấu hổ, e ngại với những người xung quanh. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến người cao tuổi sống khép kín hơn, cuộc sống trở nên buồn tẻ.
Ảnh hưởng đến người thân
Tiểu không tự chủ không chỉ khiến người mắc cảm thấy bất tiện, mà còn ảnh hưởng đến chính những người thân sống cùng họ. Đặc biệt, với người cao tuổi tiểu không tự chủ ra chăn chiếu, quần áo thì hầu như họ không thể dọn dẹp được, phải nhờ đến con cháu, rất bất tiện.
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Tiểu không tự chủ không chỉ gây ảnh hưởng vào ban ngày, mà đêm đến phải thức dậy đột ngột để đi tiểu, khiến cơ thể chuyển trạng thái đột ngột, không kịp phản ứng, huyết áp tăng, choáng váng, khó thở, căng mạch máu não, thậm chí tăng nguy cơ đột quỵ.
Cải thiện tiểu không tự chủ ở người cao tuổi bằng cách nào?
Tiểu không tự chủ gây ra không ít ảnh hưởng nên người mắc luôn muốn chữa bệnh càng sớm càng tốt. Sau đây là một số phương pháp cải thiện tình trạng này:
- Nên ăn nhiều rau quả như cải xoăn, bắp cải, bông cải xanh hoặc cải bó xôi. Bởi chúng chứa nhiều magie, giúp điều hoà các hoạt động thần kinh và hệ cơ bao gồm cả cơ bàng quang.
- Tránh xa rượu, bia, thuốc lá hay các chất kích thích bàng quang khác để làm giảm triệu chứng tiểu không tự chủ ở người cao tuổi.
Thường xuyên tập thể dục
Thực hiện bài tập kegel, yoga,… mỗi ngày để tăng cường cơ sàn chậu (nhóm cơ kiểm soát hoạt động tiểu tiện), cơ bàng quang, tăng khả năng chứa đựng nước tiểu, cải thiện tiểu không tự chủ hiệu quả.
Dùng thuốc
- Nhóm thuốc kháng cholinergic: Oxybutynin, tolterodine, darifenacin,.. giúp giãn cơ bàng quang, giảm tiểu không tự chủ.
- Nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng: Imipramin, duloxetine,… cũng thường được chuyên gia sử dụng để chữa chứng tiểu không tự chủ.
Tiểu không tự chủ bắt nguồn từ nguyên nhân chính là cơ bàng quang suy yếu, rối loạn, khiến bàng quang kích thích quá mức. Vì vậy, để hạn chế tình trạng này cần tăng cường trương lực cơ bàng quang, tăng lượng nước tiểu được chứa đựng. Tuy nhiên, những phương pháp hiện nay còn nhiều hạn chế, chỉ giúp giảm triệu chứng, chưa tác động được vào nguyên nhân “gốc rễ” gây bệnh. Đây chính là lý do khiến bệnh tái phát thường xuyên, khiến người mắc tiểu không tự chủ ngày càng mệt mỏi.
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Nhận biết hội chứng tiền kinh nguyệt
Ung thư cổ tử cung có điều trị dứt điểm được không?
Chăm sóc đường tiêu hoá sau “kỳ nghỉ dài” giãn cách xã hội phòng chống COVID-19
Bổ sung vitamin A kéo dài có gây hại?
Đánh giá