Chuột rút
Co thắt cơ hay chuột rút là hiện tượng thường gây khó chịu cho cơ thể, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu nước. Vì thế, cơ bắp không nhận được đủ oxy dẫn tới mất cân bằng các chất điện giải hoặc các chất dinh dưỡng, đặc biệt là natri, canxi, kali, magiê, ...
Ngoài ra, đây cũng có thể là một biểu hiện tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu để giảm bớt chất lỏng dư thừa trong cơ thể. Nếu hiện tượng chuột rút xảy ra khi vận động, có thể liên quan đến vấn đề tuần hoàn hoặc cũng có thể do tập luyện quá sức, vận động trong thời gian dài, ...
Đau bàn chân sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại, hãy chăm sóc bàn chân ngay hôm nay (ảnh minh hoạ)
Đau nhức ngón chân
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ xương khớp với những dấu hiệu đầu tiên thường thấy ở bàn tay, bàn chân, và mắt cá chân. Theo nghiên cứu thì có gần 90 phần trăm những người bị viêm khớp dạng thấp bị đau nhức bàn chân.
Ở bệnh lý này, niêm mạc của các khớp, hoặc hoạt dịch trở nên sưng và viêm. Các dây chằng, các mô khớp bị tổn thương khiến tính linh hoạt giảm. Có thể có biến dạng ở ngón chân, dễ khiến gãy xương, căng thẳng cho bàn chân hay sụp vòm.
Bàn chân bị lở loét dai dẳng
Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường, liên quan đến tổn thương thần kinh ngoại biên làm giảm hoặc mất cảm giác đau, nóng, lạnh. Vì thế, nhiều người không nhận biết được các chấn thương ở bàn chân khi dẫm phải vật sắc nhọn, hay vết phồng rộp do đi giày chật, mà chỉ đến khi vết thương nhiễm trùng, lở loét người bệnh mới phát hiện ra.
Ảnh minh hoạ
Do biến chứng mạch máu, nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lành vết thương. Đường huyết cao tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, cộng thêm hệ miễn dịch của người tiểu đường bị suy giảm càng khiến vết loét khó lành, dễ nhiễm trùng hơn.
Nếu tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại tử và phải cắt cụt chi. Ngoài ra, các dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường cũng có thể xuất hiện ở bàn chân bao gồm khô, nứt, bong tróc da, vết chai, biến dạng ngón chân và tuần hoàn kém.
Để hạn chế những tình trạng trên, ngoài việc điều trị theo đơn của bác sĩ, chúng ta nên thay đổi chế độ luyện tập, hạn chế đi giày cao gót và bổ sung đủ lượng nước.
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Gợi ý cách tự kiểm tra để biết gan của bạn có khỏe mạnh không
Hậu quả của thiểu ối trong thai kỳ
Ăn đường thế nào khi mang thai?
Dấu hiệu nhận biết mắc bệnh phụ khoa
Bí quyết giữ dáng xinh, linh hoạt xương khớp
Đánh giá