Người cao tuổi dường như trong người đã có sẵn một số bệnh mạn tính như ung thư, huyết áp, đái tháo đường, huyết áp cao.. Hơn nữa, khi tuổi càng cao, các chức năng của cơ thể càng giảm dần, việc tăng cường trao đổi chất cũng giảm, từ đó ảnh hưởng tới một số các vấn đề liên quan tới giảm tiết dịch vị khiến ăn không ngon dẫn đến tình trạng bổ sung dinh dưỡng không đầy đủ, từ đó làm suy giảm khả năng phòng và chống lây nhiễm dịch bệnh.
Vậy nên, trong gia đình nếu có người cao tuổi cần lưu ý ngoài việc thực hiện theo những khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thì bản thân chính những người cao tuổi cần có những chế độ riêng để chăm sóc sức khỏe bản thân.
Giai đoạn này việc chủ động bảo vệ cơ thể là vô cùng cần thiết: như vệ sinh cá nhân hàng ngày, thường xuyên đeo khẩu trang đúng cách khi ra ngoài, rửa tay thường xuyên hoặc sử dụng nước rửa tay sát khuẩn...
Một vấn đề vô cùng quan trọng cần lưu tâm chính là việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Việc ăn chín uống sôi, nên bổ sung thêm những thực phẩm dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, nhiều dưỡng chất là vô cùng cần thiết.
Người già lại ít khi có cảm giác khát nước, do vậy vẫn phải uống nước đầy đủ, ngay cả khi chưa khát để tăng cường quá trình trao đổi chất và giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Lưu ý, nên uống nước ấm, uống từng ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày là đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe.
Người cao tuổi giai đoạn này cũng nên sử dụng thêm các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng giàu năng lượng, vitamin và khoáng chất. Mỗi ngày bổ sung khoảng 500 calo, tương đương với 2 ly sữa pha tiêu chuẩn là đầy đủ. Ngoài ra, lời khuyên quan trọng trong việc lựa chọn loại thực phẩm này là nên sử dụng loại sản phẩm có nguồn gốc uy tín, rõ ràng, đảm bảo chất lượng, tránh mua hàng kém chất lượng hoặc không nguồn gốc không rõ ràng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Bệnh phụ khoa – nguy cơ vô sinh ở phụ nữ
Liệu bạn có miễn dịch với Coronavirus?
Đánh giá