08 April, 2020 0 nhận xét Nhận xét
Cuộc đời chẳng có gì là hoàn hảo. Ngày còn trẻ chúng ta có thời gian và sức khỏe nhưng không có tiền. Tuổi trung niên chúng ta có cả tiền và sức nhưng thiếu hụt thời gian. Tuổi xế chiều chúng ta có thời gian và tiền, nhưng ngoái đầu nhìn lại thì sức khoẻ đã suy giảm.
Về già, nhiều chức năng của cơ thể suy giảm, sức khỏe ngày càng yếu và dễ mắc phải bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, đặc biệt là căn bệnh không kém phần nguy hiểm nhưng ít được quan tâm đúng mức: Suy giãn tĩnh mạch chân.
Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
Giãn tĩnh mạch chân (hay suy tĩnh mạch chi dưới) là bệnh lý đặc trưng của con người. Khi đứng hoặc ngồi lâu, lượng máu dồn xuống chân làm tăng áp lực thủy tĩnh trên hệ thống tĩnh mạch chân. Theo thời gian hệ thống van tĩnh mạch suy yếu, ứ trệ máu và gây giãn tĩnh mạch chân.
Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân: di truyền, béo phì, thay đổi nội tiết tố, đứng hoặc ngồi lâu, ít vận động, sự thoái hóa do tuổi tác. Ban đầu suy tĩnh mạch chân chỉ có những biểu hiện nhỏ khiến người mắc phải chủ quan, nhưng lâu dần sẽ xuất hiện các biến chứng nặng nề, nếu không chữa trị kịp thời có nguy cơ đánh đổi bằng tính mạng.
Có 3 giai đoạn suy giãn tĩnh mạch:
Cách khắc phục suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh diễn biến tự nhiên theo thời gian, không thể xử lý dứt điểm tận gốc rễ. Tuy nhiên người bệnh trong giai đoạn đầu có thể cải thiện mức độ bệnh bằng các phương pháp sau:
Tập thể dục: Thường xuyên bơi lội, đi bộ, đạp xe, yoga sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, tránh hiện tượng máu tích tụ tại một vị trí nào đó trong mạch.
Duy trì cân nặng : Thừa cân là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch, do đó người bệnh cần duy trì cân nặng để giảm áp lực áp lực lên tĩnh mạch, qua đó giảm sưng và khó chịu.
Chế độ ăn uống khoa học: Ăn nhiều thực phẩm chứa flavonoid (hành, ớt chuông, rau bó xôi, bông cải xanh, trái cây họ cam chanh, nho, anh đào, táo, việt quất, cao cao, tỏi…), Kali (hạnhnhân, hạt hồ trăn, đậu lăng, đậu trắng, khoai tây, các loại rau lá, cá hồi, cá ngừ…), giàu chất xơ (các loại đậu và hạt, yến mạch, lúa mì, hạt lanh, thực phẩm làm từ ngũ cốc…) sẽ hỗ trợ cải thiện giãn tĩnh mạch.
Mặc trang phục rộng rãi thoải mái, mang giày đế bằng: Hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn.
Thường xuyên vận động: Người ngồi lâu như nhân viên văn phòng cần thường xuyên đứng dậy và di chuyển, hoặc thay đổi tư thế ngồi. Thêm vào đó hãy cố gắng giữ đôi chân được nâng cao ngang bằng hoặc cao hơn tim để cải thiện tình trạng lưu thông máu trong các tĩnh mạch chân, đưa máu về tim thuận lợi hơn. Tránh ngồi bắt chéo hai chân.
Mang vớ giãn tĩnh mạch (vớ y khoa): Dụng cụ y tế này tạo áp lực hợp lý lên chân để hạn chế các tĩnh mạch giãn nở thêm, hỗ trợ các cơ và tĩnh mạch điều hướng máu lưu thông về tim.
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Thuốc nhuộm tóc có ảnh hưởng thai nhi?
Lợi ích của vitamin C cho làn da, tóc và sức khỏe
Kem chống nắng hóa học liệu có an toàn? Ý kiến từ FDA theo nghiên cứu mới
Đánh giá