11 December, 2019 0 nhận xét Nhận xét
Để nghiên cứu, các nhà khoa học Đại học bang Michigan (Mỹ) đã tuyển dụng 138 người tham gia, chia thành 2 nhóm: 77 người ở trong phòng thí nghiệm qua đêm và không ngủ, trong khi 61 người tham gia còn lại ngủ ở nhà. Từ tối hôm trước, các nhà khoa học đã đo thời gian phản ứng của họ với một kích thích cụ thể và đánh giá khả năng “giữ chỗ” của họ (đó là khả năng thực hiện các bước đi theo một quy trình phức tạp ngay cả khi bị gián đoạn hoặc lặp đi lặp lại).
Vào buổi sáng hôm sau, mỗi người tham gia phải lặp lại các nhiệm vụ này để so sánh với kết quả của buổi tối hôm trước. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tham gia bị thiếu ngủ đã phải vật lộn đáng kể khi thực hiện.
TS. Kimberly Fenn - đồng tác giả nghiên cứu cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thiếu ngủ làm tăng gấp đôi tỷ lệ mắc lỗi “giữ chỗ” và tăng gấp 3 số lần sự mất tập trung”.
Như vậy, có một giấc ngủ ngon là chìa khóa để duy trì sức khỏe cả về thể chất và nhận thức.Ngược lại, giấc ngủ kém không chỉ làm mất tập trung, giảm trí nhớ mà còn có thể dẫn đến một loạt tình trạng như tim mạch, trầm cảm và tăng nguy cơ mắc tiểu đường...
Dương Sơn
((Theo MNT, 11/2019))
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Tình dục bằng miệng, coi chừng nhiễm nhiều bệnh
6 loại rau củ cải thiện tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai
Suy tuyến giáp ảnh hưởng khả năng sinh sản
Khi nào nên dùng vitamin tổng hợp?
Đánh giá