12 April, 2017 0 nhận xét Nhận xét
Mối nguy hiểm từ vết cắn đốt của côn trùng
Nhiều phụ huynh cho rằng, vết côn trùng cắn đốt không nghiêm trọng, sẽ tự lành hoặc áp dụng các biện pháp dân gian để chữa trị. Nhưng chính sự chủ quan này có thể gây kích ứng da, nhiễm trùng, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vết cắn đốt của côn trùng thường được chia thành hai loại: côn trùng có độc và côn trùng không có độc. Mỗi loại côn trùng sẽ gây những triệu chứng và tác hại khác nhau:
- Côn trùng có độc thường gây châm chích hoặc đau đớn, tấy đỏ và sưng tại chỗ. Một số người nhạy cảm với nọc độc có thể bị sốc phản vệ, thậm chí phù nề, khó thở, đe dọa đến tính mạng.
- Côn trùng không có độc gây ít triệu chứng hơn, có thể ngứa và khó chịu. Tuy nhiên, vết cắn dễ bị nhiễm trùng, lâu lành và thường để lại sẹo trên da, mất thẩm mĩ. Một số côn trùng cắn còn có vai trò vectơ truyền bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết, Zika....
Vì vậy, khi bé bị côn trùng cắn, việc đầu tiên là phải quan sát và phân biệt vết cắn cũng như phản ứng của cơ thể, từ đó mới áp dụng biện pháp xử lý phù hợp.
Vết cắn đốt của côn trùng có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe và thậm chí cả tính mạng của trẻ
Cách phòng ngừa và điều trị vết côn trùng cắn đốt an toàn, hiệu quả
Hầu hết mọi người đều biết vết cắn của côn trùng gây ngứa, mẩn đỏ nhưng cho rằng các triệu chứng này sẽ sớm chấm dứt mà không nhận thức về các biến chứng khác như: sốt xuất huyết, sốt rét, Zika... có thể ảnh hưởng đến tính mạng, nên vẫn rất chủ quan trong việc điều trị cho bé.
Theo các chuyên gia, nếu bé bị muỗi, côn trùng cắn thì phụ huynh không nên áp dụng các biện pháp dân gian như thoa dầu xanh, chà chanh,... vì có thể gây kích ứng da hoặc nhiễm trùng. Thay vào đó, cần phân biệt mức độ nặng nhẹ của vết thương để xử lý phù hợp. Nếu vết thương nhẹ, có thể lấy ngòi độc bằng dụng cụ đã khử trùng, rửa sạch vết thương và thoa thuốc có thành phần kháng viêm, giảm ngứa như Prednisolone Valerate Acetate. Tuy nhiên, nếu bé có các triệu chứng nặng hơn như sốt cao, đau nhức nhiều thì cần đưa bé đến cơ quan y tế để khám và điều trị kịp thời.
Trong giai đoạn giao mùa, muỗi và côn trùng sinh sôi nảy nở rất nhiều, vì thế các bậc phụ huynh nên lưu ý phòng ngừa muỗi và côn trùng cắn cho bé thật cẩn thận. Ngoài giữ vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ của bé, cho bé mặc quần áo dài tay,... phụ huynh cũng nên sử dụng sản phẩm chống muỗi với 15% Diethyltoluamide (DEET) mỗi ngày, bảo vệ bé khỏi muỗi 8-10 tiếng.
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Chị em đừng chủ quan với rối loạn kinh nguyệt - nguyên nhân gây vô sinh, khó có con
Vì sao nên đọc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc?
Phân biệt đau nửa đầu và đau đầu
Ứ mật trong gan khi mang thai có nguy hiểm?
Thường xuyên uống nước ngọt có gas, trẻ dễ mắc bệnh gan nhiễm mỡ
Dấu hiệu cảnh báo thiếu sắt ở trẻ em
Chăm sóc trẻ mắc tay - chân - miệng
Đánh giá