03 January, 2017 0 nhận xét Nhận xét
Trong giai đoạn thai kỳ và hậu sản, cơ thể phụ nữ gặp phải nhiều thay đổi nhạy cảm về thể trạng và sinh lý. Vì vậy, nếu không vệ sinh đúng cách, chị em rất dễ mắc các bệnh phụ khoa, nhiễm trùng hậu sản, rong huyết và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Chăm sóc vùng kín đúng cách khi mang thai
Mang thai khiến nội tiết tố progesterone tăng cao, khiến môi trường acid vùng âm đạo chuyển đổi theo, khí hư nhiều hơn, gây nên hiện tượng ẩm ướt và khó chịu, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh. Đối với chị em bị viêm ngứa phụ khoa, nên vệ sinh bằng các loại dung dịch làm cân bằng độ pH và giảm ngứa. Tránh dùng nước rửa có nồng độ cồn cao nếu không được bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, cũng không nên sử dụng chất tẩy rửa mạnh, có tính acid cao, làm mất cân bằng môi trường âm đạo và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Chị em nên chọn lựa loại dung dịch vệ sinh an toàn, được kiểm nghiệm từ các trung tâm y khoa hoặc bác sĩ phụ sản khuyên dùng. Khi vệ sinh, nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh thụt rửa sâu gây tổn thương vùng âm đạo và xuất huyết tử cung.
Bên cạnh vệ sinh vùng kín, chị em cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của mình bởi những gì bổ sung vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe âm đạo. Ví dụ nếu chị em nạp vào cơ thể những thực phẩm có mùi như cà phê, bia hoặc những thực phẩm có tính axit thì vùng kín sau đó cũng có mùi như thế. Còn những gia vị, thực phẩm có vị chua thì cũng có thể làm xáo trộn sự cân bằng pH trong âm đạo. Vì vậy việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng là vô cùng quan trọng không chỉ với thai nhi mà còn với cả vùng kín. Lời khuyên trong việc ăn uống tốt cho vùng kín là nên uống nhiều nước và bổ sung hoa quả tươi.
Thêm vào đó, việc lựa chọn đồ lót phù hợp cũng ảnh hưởng rất nhiều sức khỏe của âm đạo. Tất cả những loại đồ lót mà các nhà sản xuất thiết kế ra lấy tiêu chí sexy lên hàng đầu nhưng với các chị em đang mang bầu cần đặc biệt chú ý đến yếu tố thoái mái, rộng rãi. Chị em nên chọn loại quần chip dành riêng cho mẹ bầu, được thiết kế bằng cotton mềm, thấm hút tốt. Cũng cần lưu ý thay đồ lót sau khi tập thể dục hoặc khi chị em bị đồ hồ hôi quá nhiều. Để vùng kín ẩm ướt có thể là khu vực lý tưởng cho bệnh nhiễm trùng nấm men sinh sôi.
Chăm sóc vùng kín đặc biệt trong giai đoạn hậu sản
Trong khoảng thời gian từ 3-4 ngày đầu sau khi sinh, nếu thấy âm đạo tiết dịch màu đỏ, khi đi tiểu có mùi tanh là chuyện bình thường nên các chị em không nên quá lo lắng. Trường hợp dịch tiết ra có mùi hôi khó chịu, dịch lẫn mủ thì có thể âm đạo bị nhiễm trùng nên đến bác sĩ để được điều trị đúng cách. Để không bị nhiễm trùng vùng kín sau sinh thì trong thời gian này các chị em nên mang băng vệ sinh và thay băng thường xuyên trong ngày.
Để đảm bảo vệ sinh vùng kín chị em nên rửa bằng nước ấm và lau khô bằng khăn sạch hoặc có thể đun sôi nước, cho thêm chút muối và dùng nước này xông âm đạo khi còn nóng.. Thời gian này các chị em chưa vội dùng nước muối và hạn chế dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ vì lúc này cấu trúc âm đạo rất lỏng lẻo và mỏng manh sẽ không chịu được các chất có trong nước rửa. Khi sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ cần có sự tư vấn của bác sĩ.
Lựa chọn sản phẩm vệ sinh vùng kín có nguồn gốc thiên nhiên
Trong giai đoạn thai kì và hậu sản, vùng kín của chị em khá yếu ớt và dễ bị tổn thương. Vì vậy, chị em nên lựa chọn các sản phẩm vệ sinh và xông vùng kín có nguồn gốc thiên nhiên, thảo dược để đảm bảo vùng “nhạy cảm” được an toàn, giúp các vết thương mau lành hơn, giúp sát khuẩn và vệ sinh vùng âm đạo trong thời kỳ chảy máu sau khi sinh. Những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược còn có chứa nhiều chất dầu cần thiết giúp giải tỏa những khó chịu ở vùng âm đạo do quá trình sinh nở gây ra. Đồng thời, giúp chống viêm sưng, thúc đẩy quá trình phục hồi vùng âm đạo, giúp các cơ và mô vùng âm đạo co thắt chặt lại và khử mùi.
Theo Afamily
Các bài gần đây
Cảnh báo bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh
Viêm gan virus B - hiểu đúng để nâng cao chất lượng cuộc sống
Đồ uống nào tốt nhất cho người bị ợ nóng?
Những cú đạp của bé vào tuần thai thứ 20 nhắc mẹ điều gì?
Đánh giá