03 February, 2017 0 nhận xét Nhận xét
Mẹ mang thai nằm kiểu này trẻ khóc trong bụng mà không hay - hãy tránh ngay đi các bạn nhé.
Nằm ngửa
Vào những tuần đầu thai kỳ, bụng bầu chưa lớn, thai nhi còn nhỏ nên mẹ có thể nằm ngửa. Tuy nhiên, bắt đầu từ tuần thai thứ 6, mẹ không nên nằm tư thế này bởi trọng lượng của thai nhi sẽ đè lên cột sống, cơ lưng, ruột và các mạch máu lớn. Nằm ngửa còn khiến mẹ đối mặt với nguy cơ mắc trĩ và đau nhức các khớp, làm tình trạng phù nề thêm trầm trọng. Nguy hiểm hơn, nằm ngửa đồng nghĩa với việc giảm lượng máu và oxy cung cấp cho thai nhi, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và sự phát triển của bé.
Nằm sấp
Đây cũng là tư thế mẹ bầu cần tránh trong thai kỳ bởi nó không chỉ khiến mẹ khó chịu mà còn gây tổn thương không ít cho thai nhi. Khi nằm sấp, các các tĩnh mạch bị nén, gây cản trở lượng máu trở về tim. Điều này sẽ khiến mẹ bầu dễ rơi vào tình trạng khó chịu, buồn nôn, thậm chí tụt huyết áp. Huyết áp giảm làm cho lượng máu đến tử cung và máu lưu thông đến thai nhi cũng giảm theo.
Nằm nghiêng bên phải
Vào những tháng cuối thai kỳ, thai nhi có xu hướng quay sang bên phải. Nếu mẹ bầu cũng nằm nghiêng sang phải sẽ làm cho tử cung nghiêng sang phải nhiều hơn, gây xoắn vặn mạch máu trong tử cung, đồng thời gây chèn ép các mạch máu gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, nếu mẹ nằm nghiêng sang trái sẽ giúp cải thiện tình hình và giúp máu lưu thông dễ dàng, thai nhi cũng không bị thiếu oxy.
Tư thế ngồi khi mang thai
Loại ghế lý tưởng dành cho mẹ bầu ở mức khoảng 40cm. Khi chuyển từ tư thế đứng sang ngồi, đừng quá đột ngột, thay vào đó mẹ bầu nên dùng tay chống vào đùi hoặc tay vịn vào ghế rồi từ từ ngồi xuống. Trong những tháng cuối thai kỳ, khi bụng quá lớn, mẹ bầu nên đỡ phần lưng khi ngồi xuống, sau đó chầm chậm tựa lưng vào ghế, hai chân mở song song.
Tư thế nằm khi mang thai
3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu có thể nằm ngửa, chân gác lên gối ôm, toàn thân thả lỏng. Tuy nhiên, tư thế này lại cấm kỵ vào 3 tháng cuối, bởi nằm ngửa rất dễ làm tử cung đè lên động mạch chủ sau tử cung, giảm rõ rệt lượng máu và dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi thời kỳ quan trọng này.
Do đó, khi bước sang tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu nên chọn tư thế nằm nghiêng, vừa giải tỏa bớt mệt mỏi, vừa làm giảm căng cơ và đồng thời tránh cho phần bụng lớn đè lên mạch máu chính.
Nếu băn khoăn nên nằm nghiêng hay trái, mẹ có thể yên tâm là bên nào cũng được, miễn bạn cảm thấy thoải mái, nhưng dĩ nhiên vẫn phải ưu tiên bên trái hơn. Thường xuyên nằm nghiêng bên phải có thể làm căng niêm mạc tử cung, kéo dãn mạch máu, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp ô-xy cho thai nhi.
Mẹ bầu có thể kê chiếc gối nhỏ hay tấm chăn mỏng để đỡ phần bụng khi nằm nghiêng. Lưu ý: Hai chân hơi co khi nằm, tuyệt đối tránh kiểu nằm nghiêng co lưng hay còn lại là lưng tôm.
Theo Phunutoday
Các bài gần đây
Cách đơn giản để trẻ không mắc bệnh tay chân miệng đầu năm mới
Những điều nam giới cần biết về tinh trùng
Những lưu ý "vàng" để gìn giữ sức khỏe cho chị em theo từng độ tuổi
Lấy lại phong độ làm việc sau kỳ nghỉ dài
Nếu kinh nguyệt có biểu hiện này bạn hãy đi khám ngay kẻo hối không kịp
Một số bệnh thường gặp sau Tết
ThS.BS Lê Thị Hải tư vấn chế độ ăn cho người viêm tụy do rượu
Đánh giá