06 January, 2017 0 nhận xét Nhận xét
Theo bác sĩ, khi trẻ em bị đánh vào đầu sẽ gây chấn thương sọ não và để lại những di chứng nặng nề sau này.
Trước đó, chiều 1/10/2014, người nhà nạn nhân là bé T.N.N.Hằng (15 tháng tuổi, quận Tân Phú, Tp. HCM) kêu cứu về việc bé bạo hành dẫn đến hậu quả đa chấn thương sọ não, máu não tụ bầm. Bé Hằng nhập viện vào trưa ngày 27/9 trong tình trạng sùi bọt mép, bất tỉnh.
Khoảng 17h30 ngày 12/9/2014, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương tiếp nhận bé Nguyễn Thị Kim Ngân, 4 tuổi trong tình trạng sức khỏe rất yếu, toàn thân tím tái. Phần đầu bé bị sưng to, trán và mặt bầm xanh, 2 mắt bầm tím không mở được. Các bác sĩ cho biết cháu gái đã bị đa chấn thương sọ não do bị mẹ và bố dượng đánh.
Ở Việt Nam, thời gian gần đây cũng có rất nhiều vụ việc trẻ em bị người lớn bạo hành dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng về cả thể xác và tinh thần.
Cách đây mấy ngày, một bé gái ở Quảng Ngãi sau khi được bố mẹ gửi ở nhà trẻ tư đã phải nhập viện trong tình trạng chấn thương sọ não, suy hô hấp chưa rõ nguyên nhân.
Trao đổi với phóng viên Emdep.vn, PGS TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi – BV Bạch Mai cho biết, chấn thương sọ não hay còn gọi là chấn thương đầu, tùy mức độ nặng nhẹ của từng bệnh nhi để các bác sĩ có cách điều trị riêng.
Theo TS Dũng, chấn thương sọ não là tình trạng bé bị sang chấn vào đầu gây tổn thương hộp sọ và các cấu tạo khác bên trong hộp sọ. Đây là nguyên nhân gây tử vong cao, để lại nhiều di chứng nặng nề cho các bé.
“Nếu trong trường hợp trẻ em bị nhẹ có thể gây xây xát chảy máu ở da đầu, trường hợp nặng gây tổn thương sọ não làm vỡ xương sọ, tác động đến não làm bệnh nhi bị tổn thương não. Nặng nhất là chấn thương sọ não, đây là trường hợp nguy hiểm”, TS Dũng nói.
Nói về nguyên nhân khi người lớn đánh khiến trẻ em bị chấn thương sọ não, TS Dũng giải thích: “Khi đánh vào đầu gây tổn thương mạch máu khiến bệnh nhân bị chảy máu trong não. Vì não nằm trong hộp sọ nên máu không thoát ra ngoài được sẽ đè vào não. Nếu lượng máu ít có thể xử lý được, còn nhiều thì máu này đè vào các dây thần kinh làm cho bệnh nhân đau đầu, nôn”.
Để nhận biết trẻ bị chấn thương sọ não, TS Dũng lưu ý: “Nếu theo dõi bệnh nhân kỹ càng, sau khi bị đánh bệnh nhân thường choáng váng, bất tỉnh một chút sau đó tỉnh ngay.
Thời gian tỉnh tùy thuộc vào mức độ chảy máu trong não, có người tỉnh sau 2,3 tiếng, có người tỉnh sau một ngày, có người tỉnh sau 2,3 ngày sau đó đi vào hôn mê, dấu hiệu này gọi là khoảng tỉnh”.
Khi đưa bé đến bệnh viện, theo TS Dùng để nhận biết các bác sĩ chụp CT để phát hiện khoảng chảy máu trong sọ.
Phương pháp chữa duy nhất là phẫu thuật hút màu thừa để chống việc chèn ép của máu vào hộp sọ. Đối với trẻ em, bệnh càng nặng, vì sức khỏe của trẻ em không bằng người lớn. Thông thường, nếu đã phẫu thuật sẽ khỏi hoàn toàn. Một số bệnh nhân bị liệt nhẹ sau đó hồi phục, trường hợp quá nặng gây liệt hoàn toàn nhưng rất ít.
Đánh trẻ có thể dẫn đến chấn thương sọ não
Theo TS Dũng, các bậc phụ huynh tốt nhất không nên đánh trẻ con, trong trường hợp bất khả kháng nên răn đe bằng lời nói hay hướng dẫn con. Ngoài ra, khi đánh trẻ có thể khiến bé bị sang chấn tâm lý nặng và ảnh hưởng mãi mãi về sau.
“Nhiều trẻ con suy nghĩ không tốt về bố mẹ hay có những suy nghĩ tiêu cực là bố mẹ không thương mình có thể gây rối loạn về tâm lý. Trẻ con rất nhạy cảm khi bố mẹ có thái độ không tốt hay không quan tâm, hắt hủi mình.
Có rất nhiều loại biểu hiện khi trẻ bị rối loạn tâm lý do cha mẹ bạo hành như tự ti, cho bản thân mình là kém cỏi, không hiểu sao bố mẹ lại ghét bỏ mình. Nhiều trẻ em còn bỏ nhà ra đi mà bố mẹ không biết nguyên nhân, khi trẻ bỏ đi rồi bố mẹ mới biết thì đã quá muộn, đặc biệt là lứa tuổi mới lớn.
Nhẹ hơn, có thể trẻ ít nói, sống co mình, không chia sẻ với ai, mặc cảm, nhút nhát gây ảnh hưởng lớn đến tương lai của trẻ sau này”. TS Dũng cho biết.
Qua nhiều năm nghiên cứu về trẻ em, TS Dũng cho biết nhiều bố mẹ nghĩ đánh con là dạy con, đánh cho đỡ tức nhưng các bậc phụ huynh hoàn toàn sai lầm. Vì trẻ con khi bị đánh quá nhiều sẽ sinh ra tâm lý ghét bố mẹ chứ không sửa lỗi được như bố mẹ mong muốn.
Nói về quá trình phẫu thuật với bệnh nhi có máu trong não, theo TS Dũng việc đó rất khó khăn và tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, hay tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Sau phẫu thuật, có bệnh nhân tỉnh luôn còn những bệnh nhân bị tổn thương nặng sẽ lâu hơn có thể kéo dài cả tuần.
“Bệnh này có một biến chứng nguy hiểm là viêm màng não do nhiễm trùng sau mổ, lúc này các bác sĩ phải nhanh chóng xử lý tại chỗ, rửa vết thương, cắt chỉ sớm, điều trị bằng các loại thuốc đặc dụng”, bác sĩ Dũng nói.
Theo Emdep
Các bài gần đây
Mãn kinh sớm nỗi lo chung của nhiều chị em
5 thói quen không ngờ làm suy giảm lượng tinh trùng
Những "kẻ thù" tiêu diệt tinh binh, phá hoại cuộc sống phòng the
Bộ Y tế đề xuất nới quy định “mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 2 con”
Các món ăn cần tránh trong ngày đèn đỏ
Sự thay đổi của cơ thể người phụ nữ trong 1 tháng
80% người trung tuổi có nguy cơ bị bệnh do lối sống
Thủ tướng yêu cầu kiểm tra việc kê đơn, bán thuốc kháng sinh
Đánh giá