13 March, 2017 0 nhận xét Nhận xét
Lê Vũ Thảo (lethao@gmail.com)
Phần lớn người châu Á có nhóm máu Rh dương, khoảng 15% là có nhóm máu Rh âm. Nếu người mẹ có Rh âm kết hợp với người cha cũng có Rh âm thì khi thụ thai em bé cũng sẽ có nhóm máu có Rh âm nên bé sẽ không có vấn đề gì. Nếu người mẹ có nhóm máu Rh âm còn bố nhóm máu Rh dương, thai nhi có nhóm máu Rh dương thì khi máu mẹ tiếp xúc với máu của con, người mẹ sẽ có phản ứng miễn dịch (có kháng thể kháng Rh dương). Do vậy, người mẹ mang thai em bé tiếp theo có Rh dương thì các kháng thể anti-D có sẵn này sẽ đi qua nhau thai và tấn công các tế bào hồng cầu của em bé gây ra bệnh tán huyết. Một số trường hợp trước đó có nạo hút thai, sẩy thai thì cơ thể mẹ cũng có kháng thể kháng Rh dương. Trường hợp của cháu, trước khi kết hôn nên đi xét nghiệm máu của bạn trai. Nếu bạn trai có nhóm máu Rh dương thì khi có thai cháu cần chú ý, đăng ký khám và quản lý thai nghén và sinh ở bệnh viện sản nhi để khi sinh bé bị huyết tán (vàng da) sẽ được điều trị ngay và trong 72 giờ sau sinh, mẹ cần được tiêm kháng thể anti-D để phòng cho lần có thai sau.
BS. Kim Oanh
Theo Sức khỏe & đời sống
Các bài gần đây
Chuyên gia dạy trẻ cách tự thoát khỏi nguy cơ bị xâm hại tình dục
Có kinh sớm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ
7 bí quyết để kiểm soát những suy nghĩ tiêu cực
Tôi đã chuyển sang sử dụng cốc nguyệt san và kết quả thật bất ngờ
Bị phù khi mang thai – có nên uống ít nước?
Chăm sóc bé suy dinh dưỡng, thấp còi
6 sai lầm về sức khoẻ của phụ nữ tuổi 50
Tuyệt chiêu giúp trẻ tháo bỉm tự đi vệ sinh chỉ trong 3 ngày
Đánh giá