20 December, 2016 0 nhận xét Nhận xét
Ngoài những nguyên nhân bất thường từ cơ thể người mẹ như di truyền, rối loạn miễn dịch, buồng trứng đa nang... thì hóa chất độc hại là thủ phạm gây ra sảy thai, dị tật thai nhi. Rất nhiều thai nhi không có cơ hội chào đời do nhiễm hóa chất độc hại.
Chỉ có 1/3 thai nhi đi đến đích
Đó là thông tin được các bác sĩ chuyên ngành sản khoa đưa ra trong Hội thảo “Tác hại của các chất hóa học đối với thai phụ và thai nhi” vừa tổ chức tại Bệnh viện Hùng Vương, TPHCM.
BS Huỳnh Xuân Nghiêm, Phó giám đốc bệnh viện cho biết: “Khi mang thai, sức đề kháng của người phụ nữ sẽ yếu hơn so với bình thường, gia tăng các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe từ môi trường sống, thực phẩm, điều kiện thời tiết... Nếu trong giai đoạn mạng thai, người mẹ tiếp xúc với các hóa chất độc hại thì sức khỏe của thai phụ và sinh mạng của thai nhi sẽ bị đe dọa”.
Phân tích chuyên môn của PGS.TS.BS Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, Trưởng khoa Sản chỉ ra: “Có 7 nhóm nguyên nhân trực tiếp gây ra sảy thai - thai lưu - thai dị tật gồm, bất thường di truyền; bất thường giải phẫu cơ quan sinh dục; buồng trứng đa nang; đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp; rối loạn miễn dịch; hóa chất độc hại”.
Các nguyên nhân trên khiến 1/3 bào thai bị sảy trong những tuần đầu tiên của thai kỳ; 1/3 sảy thai trong những tuần kế tiếp (trước 12 tuần) chỉ có khoảng 1/3 số còn lại đi đến đích, nhưng một phần trong số đó vẫn có nguy cơ bị dị tật. Hóa chất, được xác định chiếm khoảng 10% nguyên nhân gây sảy thai.
Những loại hóa chất, chất kích thích, chất gây nghiện sẽ gây ra các bất thường về di truyền (tinh trùng, trứng). Theo PGS Khánh Trang, đây có thể là nguyên nhân gián tiếp gây đột biến trong bộ gen của tinh trùng, đặc biệt tình trạng vô sinh nam. Những bất thường di truyền có sự cấy ghép (một nửa gen là yếu tố lạ) khiến cơ thể người mẹ không tiếp nhận bộ gen lạ và tự động kích hoạt quá trình thải loại khiến tình trạng sảy thai xảy ra liên tục.
Những chất độc thai phụ nên tránh xa
Độc tố tự nhiên hoặc hóa chất nhân tạo do con người vô tình hoặc cố ý sử dụng trong các sản phẩm phục vụ ăn uống, sinh hoạt đều tác động trực tiếp lên sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là nhóm phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai.
Bác sĩ khuyến cáo thai phụ cần tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khỏe khi phải làm việc trong môi trường độc hại bằng các giải pháp, mang trang phục bảo hộ lao động, mang khẩu trang khi làm việc hoặc khi đi ra đường, hạn chế hoặc tránh đến những nơi chứa hóa chất, khu vực môi trường bị ô nhiễm...
Đu đủ xanh là một trong những loại thực phẩm thai phụ cần tránh vì có chứa chất gây hại cho thai nhi.
Đối với các loại thực phẩm chứa độc tố tự nhiên, BS Khánh Trang khuyến cáo thai phụ cần hạn chế ăn cá biển bởi thực phẩm này có chứa hàm lượng thủy ngân cao; tránh ăn sushi hoặc thịt - cá nấu chưa chín bởi thức ăn này nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Ngoài ra một số loại cheese có thể bị nhiễm listeria; trứng gà nấu chưa chín có thể nhiễm salmonella, quả dứa (thơm), đu đủ xanh chứa các chất gây kích thích co bóp tử cung hoặc làm mềm tử cung... thai phụ cũng nên tránh sử dụng.
PGS Khánh Trang đặc biệt lưu ý đến tác động của nhóm độc tố Coumarin đối với thai phụ và thai nhi. “Đây là một chất kết tinh tự nhiên, không màu, tồn tại chủ yếu dưới dạng tự do và được tìm thấy trong một số loại cỏ ngọt, đậu, nấm. Vì là một chất hữu cơ thơm trong lớp hóa học Benzopyrone (bao gồm các chất có hương thơm) nên Coumarin được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất và chế biến nước hoa, nước xả vải, các sản phẩm làm đẹp như sơn móng tay, thuốc nhuộm tóc, thuốc lá.
Theo Dân trí
Các bài gần đây
Đau nửa đầu dễ nhầm với bệnh gì?
4 lời khuyên bệnh nhân mới mắc bệnh trĩ
Mẹo hay giúp bà bầu hạn chế bị phù nề khi mang thai
Cẩn trọng với 9 loại thực phẩm ăn vào có thể khiến bạn bị "tào tháo hỏi thăm"
Tại sao làn da chúng ta cần magie và cách dễ nhất để cung cấp magie
Học cách ăn uống có lợi cho sức khỏe của chuyên gia yoga
Đánh giá