02 May, 2018 0 nhận xét Nhận xét
Chúng ta thực sự sẽ trở nên nóng tính và khó chịu khi trời nóng.Được gọi là "sự phiền muộn mùa hè", có rất nhiều bằng chứng từ vài thập kỷ qua liên hệ thời tiết nóng với sự hung hăng, tự sát và bạo lực.
Nghiên cứu thấy rằng các hoóc-môn stress tăng song song với nhiệt độ. Phát hiện này rọi ánh sáng mới vào một hiện tượng đã khiến các nhà khoa học phải đau đầu từ nhiều năm.
Mới đây, nhóm nghiên cứu của Ba Lan đã phát hiện ra rằng hiện tượng này liên quan đến thực tế là mức hoóc môn stress cortisol thấp hơn vào mùa đông so với mùa hè, và nhiệt độ tăng khiến chúng ta trở nên buồn bực.
Điều này có ý nghĩa với sức khỏe cộng đồng vì hoóc-môn cortisol có vai trò thiết yếu trong việc điều hòa đường, muối và thể dịch.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Ba Lan được trình bày tại hội nghị của Hội Sinh lý Mỹ tại San Diego được cho là nghiên cứu kỹ lưỡng nhất.
Các tác giả đã lấy mẫu nước bọt 2 tiếng một lần trong từng giai đoạn thử nghiệm - một chu kỳ 24 giờ đầy đủ - để đo lường mức cortisol và các chỉ dấu viêm.
Các tình nguyện viên cũng đã trả lời bảng câu hỏi về lối sống trong từng giai đoạn về giờ giấc ngủ, chế độ ăn và mức độ hoạt động thể chất.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Y Poznan ở Ba Lan đã phát hiện thấy mức hoóc-môn stress cortisol thấp hơn vào mùa đông so với mùa hè, và khi mức hoóc-môn tăng theo nhiệt độ, chúng ta sẽ trở nên nóng tính hơn.
TS Dominika Kanikowska, chuyên gia về sinh lý bệnh tại Đại học Y Poznan, cho biết việc hoóc-môn cortisol tăng trong máu khi trời nóng là một phát hiện bất ngờ.
“Phát hiện này mâu thuẫn với các khái niệm truyền thống về gánh nặng thể chất do mùa đông và sự thoải mái dễ chịu của mùa hè.'
Các dữ liệu ban đầu liên hệ thời tiết nóng với bạo lực đến từ những số liệu thống kê tội phạm. Các phân tích lưu ý số người liên quan trong các vụ bạo lực gia tăng trong mùa hè - đặc biệt khi thời tiết nóng hơn mức trung bình.
Nhiều lý thuyết đã được đề xuất, bao gồm nhiệt độ tăng làm tăng nhịp tim, testosterone và các phản ứng trao đổi chất khác kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm.
Điều này chịu trách nhiệm cho phản ứng “chống trả hay chạy trốn” - vì vậy mọi người có khuynh hướng chống trả hơn.
TS Kanikowska và các đồng nghiệp cho rằng lý do rất đơn giản: tất cả đều là do tác động của thời tiết lên cortisol.
Cortisol được gọi là “hoóc-môn căng thẳng' vì nó được giải phóng vào máu trong những tình huống khó khăn hoặc khó chịu.
TS. Kanikowska cho biết: “Hoóc-môn giúp giảm viêm và rất cần thiết để duy trì sức khỏe chung.
“Mức cortisol thường cao nhất vào buổi sáng và giảm dần trong suốt cả ngày. Mức độ thấp hơn vào buổi tối để duy trì các mô hình giấc ngủ khỏe mạnh.
“Bệnh tật, thiếu ngủ và một số thuốc có thể ảnh hưởng đến mức cortisol nhiều hơn những dao động hàng ngày bình thường”.
Nhóm đã nghiên cứu một nhóm nữ sinh viên y khoa vào hai khoảng thời gian riêng biệt trong cả mùa đông và mùa hè. Họ thấy mức cortisol cao hơn vào những ngày mùa hè. Mức độ viêm không thay đổi đáng kể giữa các mùa.
TS. Kanikowska cho biết đã có những nghiên cứu về sự thay đổi của hoóc-môn theo mùa nhưng chúng cho những kết quả không nhất quán. Điều này có thể là do những người tham gia được kiểm tra tại nhà chứ không phải tại một địa điểm thống nhất.
Cẩm Tú
Theo DM
Theo Dân trí
Các bài gần đây
Những người không nên dùng vitamin tổng hợp
Vì sao phụ nữ luống tuổi dễ mất ngủ?
Đánh giá