06 September, 2019 0 nhận xét Nhận xét
Lê Hòa (Hải Dương)
Ngoài những nguyên nhân như ngồi học không đúng tư thế, đọc sách nhiều trong tình trạng không đủ ánh sáng..., chế độ ăn uống không thích hợp cũng góp phần dẫn đến cận thị.
Để phòng cần thị ở lứa tuổi học đường thì chế độ ăn cân bằng và đầy đủ các vitamin cần thiết là vô cùng quan trọng. Hằng ngày, trong bữa ăn cần có nhiều thực phẩm chứa vitamin A. Thiếu vitamin A sẽ sinh ra chứng quáng gà. Ngoài ra còn sẽ làm cho tế bào biểu mô tuyến lệ bị tổn hại dẫn đến bệnh khô mắt. Thức ăn chứa nhiều vitamin A có các loại gan động vật, sữa bò, sữa cừu, lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá... Thức ăn chứa nhiều carotene vì sau khi được cơ thể hấp thu sẽ chuyển hoá thành vitamin A. Những thức ăn này chủ yếu có trong rau xanh, cải trắng, rau cải xanh, rau chân vịt, đậu xanh, bí đỏ, cà chua, cà rốt, táo, khoai lang, bí, gấc. Thức ăn có chứa nhiều vitamin B1 và niacine; vì thiếu vitamin B1 sẽ gây viêm dây thần kinh thị giác, sung huyết nhú dây thần kinh thị, xuất huyết thị võng mạc, giảm thị lực nhanh. Thức ăn chứa 2 loại chất này tương đối nhiều, có đậu các loại, thịt nạc, lạc, gạo lứt, rau lá xanh, đậu xanh, táo, ngô.
Ăn nhiều thức ăn chứa nhiều selen (vì có liên quan tới độ nhanh nhạy của thị lực) như cá tôm, các loại sò, hến và các món ăn bằng bột mì, gạo lứt, đậu tương, vừng, ớt, tỏi, hành tây, nấm, cà rốt. Ngoài ra, cần thường xuyên chế biến thực phẩm giàu vitamin B2, thức ăn có chứa nhiều crom có nhiều trong sữa bò, cừu, thịt nạc, trứng các loại, đậu các loại, rau lá xanh... rất tốt cho mắt để phòng cận thị.
BS. Nguyễn Yến
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Dậy thì muộn, ảnh hưởng thế nào?
5 ảnh hưởng của thai nghén đến mắt
U nang buồng trứng có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản?
Đánh giá