Nếu không có những giải pháp cải thiện kịp thời có thể gây ra nhiều hệ quả nguy hại và lâu dài cho cơ thể. Vậy làm thế nào để nhận biết và có những giải pháp cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt?
Những dấu hiệu của tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở cơ thể:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Cơ thể sẽ gặp phải tình trạng thiếu máu khi nồng độ Hemoglobin thấp hơn: 13 g/dl (130 g/l) ở nam giới; 12 g/dl (120 g/l) ở nữ giới; 11 g/dl (110 g/l) ở người lớn tuổi. Khoảng 1/3 các trường hợp thiếu máu ở người lớn đến từ một số bệnh mạn tính. 1/3 các trường hợp khác là do thiếu hụt chất sắt trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Và 1/3 trường hợp còn lại đến từ các lý do khác.
Thiếu máu là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi (ảnh minh hoạ)
Khi bị thiếu máu, tùy theo mức độ thiếu máu cơ thể sẽ có thể xuất hiện một hay nhiều triệu chứng. Bạn có thể không có triệu chứng nào nếu thiếu máu nhẹ. Nếu bệnh tiến triển chậm, các triệu chứng có thể xảy ra đầu tiên bao gồm:
- Tâm trạng gắt gỏng;
- Cơ thể cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi thường xuyên hơn so với bình thường, hoặc so với khi tập thể dục;
- Nhức đầu;
- Gặp vấn đề khi tập trung, suy nghĩ hoặc kém tập trung khi làm việc;
Nếu thiếu máu nặng hơn, các triệu chứng có thể bao gồm:
- Móng tay giòn, dễ gãy
- Choáng váng nhẹ khi bạn đứng lên.
- Màu da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt.
- Khó thở, thở dốc
- Tim đập nhanh, thậm chí có thể gây đau ngực
- Đau lưỡi.
Một số loại thiếu máu có thể có các triệu chứng khác và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bên cạnh việc xử trí các bệnh mạn tính dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt thì việc cải thiện hay tăng cường chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng. Nếu chế độ dinh dưỡng kém sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt cũng như các biểu hiện của nó gây ảnh hưởng đến sức khỏe, hiệu suất làm việc và cả chất lượng cuộc sống. Theo khuyến cáo từ chuyên gia dinh dưỡng, thực hiện chế độ ăn khoa học có tác động rất lớn đến việc phòng chống và đẩy lùi những dấu hiệu của tình trạng thiếu máu do thiếu sắt và đồng thời giúp cơ thể có chế độ dinh dưỡng tối ưu. Dưới đây là những loại thực phẩm tốt cho người thiếu máu mà bạn nên tham khảo:
Các loại thực phẩm tốt cho người thiếu máu (ảnh minh hoạ)
Trứng
Trong trứng có rất nhiều protein, vitamin, khoáng chất và sắt. Có thể nói trứng là một trong những thực phẩm hàng đầu cung cấp nhiều năng lượng, giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn và góp phần ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
Trái cây và rau quả
Các loại rau lá xanh đậm như rau bina, củ cải và cải xoăn là nguồn cung cấp tự nhiên của non-heme iron, đậu Hà Lan, đậu chuỗi, khoai lang, quả sung, chà là và nho khô là một nguồn chất sắt tốt. Ngoài ra, một số tùy chọn khác như cam quýt có nhiều vitamin C giúp giảm bớt tác động tiêu cực của các hợp chất phytates làm giảm hấp thu sắt.
Đạm
Thịt (đặc biệt là thịt bò, thịt bê và gan) cung cấp cho cơ thể nhiều sắt trong chế độ ăn uống của bạn. Nhiều loại hải sản và động vật có vỏ là cũng là nguồn cung cấp chất sắt tốt, đặc biệt là hàu, cá ngừ và cá mòi. Đậu nành và đậu phụ là nguồn protein giàu chất sắt cho chế độ ăn uống từ thực vật.
Đồ uống
Cà phê, trà và rượu chứa polyphenol, có thể ức chế sự hấp thụ sắt. Tốt nhất nên hạn chế tối đa việc uống những đồ uống này.
Các loại sữa dinh dưỡng bổ sung giàu dưỡng chất tạo hồng cầu
Cùng với những loại thực phẩm kể trên thì các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung có chứa các dưỡng chất tạo hồng cầu chính là giải pháp hiệu quả cho những người đang gặp phải tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Việc đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất tạo hồng cầu thông qua chế độ ăn uống hàng ngày sẽ khó đáp ứng với lối sống hiện đại. Vì vậy, để tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt việc bổ sung cho cơ thể các loại sữa dinh dưỡng giàu dưỡng chất tạo hồng cầu là một trong những lựa chọn phù hợp, và đặc biệt thích hợp cho những đối tượng có dinh dưỡng kém, người ốm, người sau phẫu thuật...
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại nhà
Nhận biết ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm
Đánh giá