15 January, 2021 0 nhận xét Nhận xét
Chúng ta thường bàn luận về cách thoa kem chống nắng hiệu quả bới vì nó là thứ cần thiết hàng ngày. Tuy nhiên còn về làm sạch nó thì sao? Vào cuối ngày, chúng ta cần tẩy hết mọi thứ bao gồm cả lợp kem chống nắng. Cũng giống như mascara, kem chống nắng được biết đến là thứ khó để làm sạch. Do đó, chúng tôi hỏi ý kiếm các chuyên gia làm thế nào để làm sạch cẩn thận kem chống nắng mà không gây kích ứng da mặt.
Cách nào để làm sạch lớp kem chống nắng?
Bạn đang vật lộn với lớp kem chống nắng ở những kẽ nhỏ trên mặt và xung quanh vùng mũi? Chuyên gia thẩm mỹ và là nhà sáng lập của Amethyst Skincare Nicole Simpson cho biết kem chống nắng thường có khả năng bám lại bề mặt lâu dài. Quản lí thị trường của Coola’s Kristine Guanzon cho hay chúng rất khó để làm sạch, đặc biệt là loại kem chống nắng chống thấm nước. Tuy nhiên có rất nhiều giải pháp cho điều này: cô cho biết rằng vì kem chống nắng thường là loại gốc dầu, những loại tinh dầu tẩy trang rất hiệu quả trong việc làm gãy các phân tử kem chống nắng. Một ưu điểm nữa? Tinh dầu tẩy trang rất nhẹ nhàng và ít gây trầy xước, do đó bạn không cần phải lo lắng về việc da bị tẩy quá mức.
Thử phương pháp làm sạch hai lần
Nếu bạn chưa có tinh dầu tẩy trang thì đây là lúc nên thử phương pháp này. Simpson luôn là fan của làm sạch hai lần. Nó đơn giản là làm sạch với 2 loại sữa rửa mặt. Đầu tiên là làm sạch với sữa rửa mặt chứa tinh dầu và theo sau đó là loại sữa rửa mặt gốc nước. Guanzon cho biết làm sạch hai lần là biện pháp hay bởi vì làm sạch sâu sẽ lấy đi những bụi bẩn, dầu thừa có thể sẽ bị tác lại dưới lớp kem chống nắng.
Bạn lo lắng khô da? “Kem chống nắng lấy đi dưỡng ẩm trên da, mà việc làm sạch quá mức thì có thể,” Simpson cảnh báo. Khi làm sạch hai lần, loại sữa rửa mặt ở bước đầu tiên nên là loại dạng kem giữ ẩm để tránh phá hỏng lớp hàng rào bảo vệ da khỏi mất nước.” Những loại sữa rửa mặt chứa tinh dầu cũng sẽ hữu ích trong trường hợp này.
Bước tiếp theo là với toner
Simpson khuyên dùng cả sữa rửa mặt và toner để đảm bảo rằng làm da được làm sạch hoàn toàn. Cô cảnh báo là nên chọn đúng loại phù hợp với da và không làm hỏng hàng rào bảo vệ da khi làm sạch lớp kem chống nắng. Toner sẽ lấy đi tất cả những cặn thừa và điều chỉnh độ PH làn da.
Kem chống nắng hóa học và kem chống nắng vật lí
Kem chống nắng hóa học (loại thấm vào da để hấp thụ tia UV) và kem chống nắng vật lí (loại chứa thành phần khoáng như titan oxit hoặc kẽm oxit, sẽ nằm lại trên bề mặt da để chắn sáng) sẽ có sự khác nhau nhẹ khi thoa và khi làm sạch.
“Kem chống nắng hóa học sẽ bị phá vỡ theo thời gian và thường dễ dàng tẩy rửa hơn, trong khi đó kem chống nắng dạng khoáng sẽ tạo ra lớp màng vật lí để bảo vệ và cần nhiều bước hơn để làm sạch khỏi da,” theo Guanzon. Do đó, bạn sẽ phải dùng đến sữa rửa mặt chứa tinh dầu và làm sạch hai lần để loại bỏ hoàn toàn kem chống nắng vật lí.
Simpson cho biết để dùng hàng ngày về lâu dài, kem chống nắng vật lí là lựa chọn tuyệt vời hơn vì chúng ít gây kích ứng da.
Có kĩ thuật tốt
Đừng phí sản phẩm tốt với kĩ thuật tồi. Simpson cho hay chọn đúng loại và kĩ thuật làm sạch rất quan trọng để tránh kích ứng da.
“Tránh chà xát da, thay vào đó hãy massage nhẹ nhàng theo vòng tròn lên da,” theo Simpson. “Khi làm sạch, áp lực càng nhẹ lên da thì càng tốt.” Nếu da mặt bạn ửng đỏ khi làm sạch, hãy điều chỉnh và giảm nhẹ áp lực, giảm số lần di chuyển trên da.
Da bạn thường xuyên bị kích ứng khirwar mặt? Đó là dấu hiệu bạn nên dùng sang loại sữa rửa mặt khác.
Nghĩ đến những dụng cụ làm đẹp
“Khăn rửa mặt là thứ tuyệt vời để phá vỡ lớp kem chống nắng bạn đã cho lên mặt trong ngày,” theo Guanzon. Hãy đảm bảo là bạn nhẹ nhàng và dùng lotion dưỡng ẩm da sau đó.” cần nhấn mạnh là , hãy nhẹ nhàng, bởi vì quá mạnh tay sẽ gây kích ứng, gây ra nhiều vấn đề về da.
Làm sao để không làm da bị kích ứng?
Sẽ rất đáng để nhắc lại điều này: không bao giờ được mạnh tay khi làm sạch mặt. Simpson cho biết những ai có da nhạy cảm cần dùng loại tinh dầu dưỡng ẩm sau khi làm sạch và dùng toner để phục hồi độ ẩm và làm dịu da.
Theo Totalbeauty
Organics.vn dịch
Các bài gần đây
5 điều bạn cần biết về sức khỏe làn da
Tất cả những gì cần biết về da thiếu nước
Những thành phần chăm sóc da cần tránh khi cố gắng mang thai , mang thai hoặc cho con bú
Đánh giá