15 September, 2017 0 nhận xét Nhận xét
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canađa, những phụ nữ được điều trị vô sinh nhưng thất bại về lâu dài có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn so với những phụ nữ có thai.
Nghiên cứu phân tích dữ liệu từ 28.442 phụ nữ dưới 50 tuổi đã trải qua điều trị vô sinh ở Ontario từ năm 1993 đến năm 2011. Mỗi phụ nữ được kiểm tra đến tháng 3 năm 2015, với gần 1/3 số người tham gia sinh con trong vòng 1 năm sau khi kết thúc điều trị vô sinh. Các nhà khoa học phát hiện thấy rằng những người không sinh con có nguy cơ cao hơn 19% bị bệnh tim mạch bao gồm suy tim được phát hiện sau này.
Mặc dù vậy, những kết quả này không cản trở phụ nữ theo đuổi việc điều trị vô sinh để giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc suy tim. Trên thực tế, bạn có cơ hội thảo luận với bác sĩ điều trị vô sinh về các yếu tố nguy cơ bệnh tim và cân nhắc phương pháp xử trí với những yếu tố nguy cơ này nếu chúng được xác định.
Phải trải qua các phương pháp điều trị vô sinh không có kết quả có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng nặng nề đối với phụ nữ về mặt cảm xúc. Đối với những người lo lắng, tốt nhất là đánh giá nguy cơ bệnh tim trước khi thực hiện điều trị vô sinh.
Nguy cơ cao hơn được cho là đến từ việc tiêm hormon gonadotropin kích thích buồng trứng sản sinh nhiều hơn 1 trứng/tháng. Buồng trứng quá kích có thể bài tiết các hormon gây tổn thương cho tim bằng cách làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và tăng huyết áp.
Tuy nhiên, nguy cơ tim mạch tăng là tương đối vừa phải, chỉ 10 trường hợp/1.000 phụ nữ sau 10 năm (tăng 6 trường hợp/1.000 phụ nữ, những người đã mang thai và sinh con sau khi điều trị vô sinh. Có khả năng là điều trị vô sinh đơn giản là có liên quan tới những phụ nữ vốn có những bệnh tiềm ẩn. Trên thực tế, những rối loạn sức khỏe này có thể là lý do giải thích tại sao họ không thể mang thai.
Tuy nhiên, cho dù các rối loạn về tim có phải do điều trị vô sinh hay chỉ có liên quan, thì mối liên kết này vẫn quan trọng. Việc điều trị vô sinh là một lựa chọn rất quan trọng đối với nhiều phụ nữ, và đối với nhiều phụ nữ, đó là sự lựa chọn đúng đắn. Nhưng cần xem xét kỹ lưỡng, bao gồm các tác dụng phụ và những nguy cơ lâu dài tiềm ẩn.
BS Thu Vân
(theo Univadis/Times of India)
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Mang thai bị táo bón, dùng thuốc gì?
4 điều nhà tâm lý thực hiện mỗi ngày để hạnh phúc hơn
Hiểu biết về virút, vi khuẩn và ký sinh trùng để giúp bảo vệ cơ thể
70% trẻ Việt thiếu kẽm – một trong những nguyên nhân biếng ăn, thấp còi
Đánh giá