Theo y văn thì hậu sản là giai đoạn sáu tuần kể từ ngày sinh. Sáu tuần sau khi sinh là khoảng thời gian các cơ quan sinh dục dần trở lại bình thường như trước khi sinh. Bất kì phụ nữ nào sau khi sinh cũng bước vào thời kì hậu sản. Tuy nhiên, trong giai đoạn sinh con, phụ nữ cần được chăm sóc đặc biệt, nếu không rất dễ mắc một số bệnh lý được gọi là bệnh hậu sản.
Biểu hiện của phụ nữ mắc bệnh hậu sản thường là:
Những chứng bệnh hậu sản thường gặp
Trong thời kỳ hậu sản, phụ nữ có thể gặp một số chứng bệnh như cơn đau tử cung, băng huyết, nhiễm khuẩn hậu sản.
Cơn đau tử cung xuất hiện do trong tử cung vẫn còn máu cục, sản dịch… nên thỉnh thoảng tử cung có những cơn co bóp mạnh để tống các chất dư thừa ra ngoài gây nên những cơn đau. Ở người con so thường ít gặp vì chất lượng tử cung còn tốt. Biểu hiện này thường gặp ở người sinh con rạ, càng đẻ nhiều lần càng đau vì chất lượng cơ tử cung yếu dần, tử cung càng cần phải co bóp mạnh hơn những lần trước để đẩy máu cục và sản dịch ra ngoài dẫn đến tử cung có cơn đau.
Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh.
Trong thời kỳ hậu sản, băng huyết là một trong những tai biến sản khoa phụ nữ thường gặp nhất, nguy cơ cao nhất trong 24 giờ sau khi sinh và là một nguyên nhân chính gây tử vong cho sản phụ. Dấu hiệu chung của băng huyết là chảy máu nhiều ngay sau khi đẻ thai và sổ rau. Khi máu ra nhiều, sản phụ có thể bị choáng, xanh nhợt, mạch nhanh, huyết áp hạ, khát nước, chân tay lạnh, vã mồ hôi…Tùy từng căn nguyên như đờ tử cung, sót rau hoặc rách đường sinh dục… mà có thêm những triệu chứng đặc trưng khác. Phải có biện pháp can thiệp kịp thời và thích hợp cho từng trường hợp.
Bên cạnh đó, phụ nữ cũng có thể bị nhiễm khuẩn hậu sản. Nhiễm khuẩn hậu sản khởi điểm là từ đường sinh dục (âm đạo, cổ tử cung, tử cung vùng rau bám).
Phòng như thế nào?
Để phòng và ngăn ngừa các chứng bệnh sản hậu là rất cần thiết. Khi sinh xong thường cơ thể của sản phụ rất mệt mỏi, yếu, lỗ chân lông thường giãn ra, các cơ quan trong cơ thể phải đào thải những chất cặn bã khi mang thai và phục hồi lại chức năng cho người mẹ.
Vậy cần phải kết hợp cả y học cổ truyền và y học hiện đại trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho bà mẹ. Theo đó, người mẹ sinh xong phải được chăm sóc đặc biệt, nghỉ ngơi hoàn toàn, chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Tránh kiêng khem không hợp lý gây tình trạng căng thẳng cho thai phụ, mất vệ sinh trực tiếp những bệnh hậu sản. Áp dụng các biện pháp xông hơi đúng cách, tắm gội bằng thảo dược tốt cho sức khỏe người mẹ. Người mẹ cần vệ sinh cá nhân, vệ sinh vùng kín đúng cách giúp phục hồi tránh viêm nhiễm vùng kín; ngâm chân thư giãn, lưu thông các huyệt bàn chân, giúp cơ thể tuần hoàn; giữ tinh thần luôn tươi vui, thoải mái.
BSCKII. Nguyễn Công
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Những vấn đề gặp phải khi cho bé ăn
Vì sao bị “gãy kiếm” khi chiến đấu?
Lợi ích của ánh nắng mặt trời với sức khỏe
Ngứa vùng kín khi mang thai, tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp?
Đánh giá