05 April, 2018 0 nhận xét Nhận xét
Một thống kê mới nhất từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết Việt Nam đang là một trong những quốc gia tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương có tỷ lệ sinh thấp nhất nhưng tỷ lệ vô sinh thì lại cao nhất.
Hơn thế, trong những năm 2017-2020, tỷ lệ sinh của khu vực này còn giảm xuống dưới mức sinh thay thế. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sinh thấp cũng có thể liên quan đến căn bệnh hiếm muộn.
Một lần nữa, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo: vô sinh và hiếm muộn là vấn đề nguy hiểm thứ 3, chỉ đứng sau ung thư và bệnh tim mạch ở thế kỷ 21 và căn bệnh này dần trở nên phổ biến ở các nước Châu Á trong đó có Việt Nam.
Hiện tại, vô sinh hiếm muộn còn đang dần trẻ hóa và diễn biến phức tạp, gây nhiều khó khăn, áp lực lên quá trình hỗ trợ và điều trị.
Vô sinh hiếm muộn – rào cản cho hạnh phúc trọn vẹn của mỗi cặp vợ chồng.
Tình trạng vô sinh hiếm muộn tại Việt Nam ngày càng trẻ hóa
1 triệu là con số ước tính số cặp vợ chồng vô sinh.
50% cặp vợ chồng vô sinh ở độ tuổi dưới 30.
7.7% là tỷ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ.
Theo số liệu từ Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản - Bệnh viện Phụ sản Trung ương, nếu như 10 năm trước trung tâm chỉ tiếp nhận 2 - 3 cặp vợ chồng mỗi ngày có các vấn đề về vô sinh, hiếm muộn thì năm 2015 con số này đã tăng lên gấp 20 lần.
Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Đại học Y Hà Nội đã tiến hành một cuộc khảo sát nghiên cứu năm 2015 trên 14.300 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15 đến 49) ở 8 tỉnh thành đại diện cho 8 vùng sinh thái ở nước ta. Kết quả khảo sát rút ra kết luận: Đây thực sự là những con số đáng báo động về tình trạng vô sinh tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, số lượng các cặp vợ chồng phải điều trị các vấn đề vô sinh, hiếm muộn tăng một cách báo động.
Áp lực càng đặt nặng lên vai các chuyên gia, bác sĩ, giới y học chống lại bệnh vô sinh hiếm muộn
Không chỉ là câu chuyện và khó khăn riêng của những cặp vợ chồng trẻ. Không những liên quan đến chất lượng cuộc sống, góp phần gia tăng các căn bệnh về stress, trầm cảm, thần kinh cho các cá nhân. Vô sinh hiếm muộn còn ảnh hưởng tới dân số và các chỉ số về lao động tương lai, mất cân bằng trong một số chỉ số. Chính vì thế, áp lực đặt lên vai ngành y tế khi đối phó với việc ngăn ngừa và điều trị căn bệnh này đang ngày càng tăng.
Thật vậy, vô sinh hiếm muộn là thách thức dành cho giới y học, là nỗi trăn trở, đau đáu của các bác sỹ, chuyên gia hàng ngày tiếp xúc với bệnh nhân.
GS.TS Nguyễn Đức Vy - Nguyên Giám Đốc Bệnh Viện Phụ Sản trung Ương – Phó chủ tịch thường trực Hội Sản Phụ Khoa Việt Nam, người nổi tiếng “mát tay” trong việc hỗ trợ điều trị cho những cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn chia sẻ: “Mỗi lần nhìn ánh mắt trông ngóng, mong mỏi như đặt hết niềm tin, giao phó hết trách nhiệm và niềm hi vọng vào bác sĩ của những cặp vợ chồng bị vô sinh hiếm muộn khi tới thăm khám, tôi tự nhủ phải làm sao tốt nhất để tìm ra phương pháp hỗ trợ hiệu quả nhất giúp họ thỏa mãn khao khát tiếng cười trẻ thơ. Chưa làm được là lòng tôi còn canh cánh, là vẫn còn áp lực đè nặng lên vai”.
Fertilaid hỗ trợ vô sinh hiếm muộn.
Theo Dân trí
Các bài gần đây
Mức AMH thấp : nó ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?
Vitex siêu thảo dược hỗ trợ thụ thai?
Tăng chất lượng trứng trong vòng 90 ngày
Làm thế nào để tăng chất lượng trứng trong vòng 90 ngày?
6 cách tăng khả năng sinh sản tự nhiên ở nam giới
Đánh giá