18 November, 2021 0 nhận xét Nhận xét
Hai tính cách này thường bị nhầm lẫn với nhau, tuy nhiên bạn cần biết rõ sự khác biệt.
Bởi Jessica Migala
Liệu những người xung quanh có bao giờ nói với bạn là bạn cực kì nhạy cảm? Có thể bạn thuộc kiểu người nhạy cảm cao, một kiểu tính cách đôi khi bị nhầm với thấu cảm bởi vì họ chia sẻ sư đồng cảm thực sự với người khác.
Một người quá nhạy cảm sẽ như thế nào?
Những người có mức nhạy cảm cao “thường rất tử tế, ân cần, đầy cảm thông, đồng cảm, thật sự mong muốn giúp đỡ những người khác,” chuyên gia về nhạy cảm và chuyên gia trị liệu tâm lí Julie Bjelland trao đổi với Health. Nhạy cảm cao là tính cách bạn không thể thay đổi. Cả nam giới và nữ giới có biểu hiện này 70% là người hướng nội và 30% là người hướng ngoại.
Khoảng 1/5 số người có tính nhạy cảm cao, theo một nghiên cứu trên tờ journal Brain and Behavior. Trong nghiên cứu đó, kết quả scan hình ảnh não cho thấy những người nhạy cảm cao có vùng não nhận thức, đồng cảm hoạt động mạnh hơn.
Nếu bạn là người nhạy cảm cao, bạn thường nhạy cảm với tương tác với môi trường và xã hội, bạn thường tạm dừng và xử lí tính huống trước khi bước vào trải nghiệm mới. Bạn cũng thường dễ hiểu được tâm lí người khác, sâu sắc và hiểu được nhu cầu của người mình yêu thương, theo như Bjelland. Bạn thường không thích những chương trình TV hay phim bạo lực. Bạn cảm thấy thực sự choáng ngợp và quá tải bởi những kích thích môi trường xung quanh, để cảm thấy thoải mái nhất bạn cần chăm sóc bản thân và nghỉ ngơi thường xuyên.
Nhạy cảm cao thường bị hiểu nhầm. “Phần lớn chúng ta thường được cho là nếu bạn nhạy cảm thì tức là có gì đó không ổn. Bởi vì bạn sẽ tiếp nhận nhiều thông tin hơn phần lớn người khác, cho nên sẽ cần nhiều thời gian hơn một chút để xử lí tất cả những chi tiết, điều này đôi khi bị hiểu nhầm sang là bạn xấu hổ,” Bjelland cho biết.
Người thấu cảm là gì
“Người thấu cảm là người thấu hiểu được cảm xúc, họ cảm nhận được mọi thứ,” theo chuyên gia tâm thần Judith Orloff, tác giả cuốn The Empath's Survival Guide, trao đổi với Health. Một người thấu cảm sẽ cảm nhận được điều gì đang diễn ra với người đối diện và đồng thời họ cũng cảm nhận được những cảm xúc đó. Có thể bạn là một người thấu cảm nếu có những biểu hiện sau, theo Orloff:
- Được mọi người cho là quá nhạy cảm
- Có xu hướng cảm nhận cảm xúc của người khác
- Đọc được cảm xúc của người khác
- Thường thả mình vào thiên nhiên để lấy lại năng lượng
- Có trực giác phát triển mạnh
- Có thể cảm nhận được không khí ở trong phòng/ cảm nhận được năng lượng tiêu cực hoặc tích cực khi chỉ mới bước vào phòng.
- Bạn thích tương tác 1:1 hơn là tương tác một nhóm lớn.
Mọi người đều có khả năng đồng cảm, đó là khi trái tim bạn thông cảm cho ai đó khi họ đang đau đớn. Tuy nhiên người thấu cảm “muốn giúp người đó đến mức khiến cho bản thân họ cũng đau đớn,” theo Dr. Orloff. “Họ cảm thấy cần có trách nhiệm nhân đạo phải trở thành người trượng nghĩa và gánh vác nỗi đau của thế giới.”
Là một người thấu cảm, Dr. Orloff cho hay bạn mang “dấu hiệu vô hình rằng bạn có thể giúp đỡ mọi người.” Bạn có thế để ý thấy một năng lượng dồn đến thôi thúc mình lắng nghe vấn đề của người khác hàng giờ. Mặc dù bạn biết rằng bạn cần đặt ra giới hạn, tuy nhiên điều này rất khó vì bạn lo lắng rằng bạn làm người khác thất vọng khi họ đang cần mình.
Thấu cảm và nhạy cảm cao thường có mối liên hệ mật thiết
Thực tế là thấu cảm và nhạy cảm cao có nét tương tự nhau. Dựa trên trải nghiệm của chính bản thân, Bejlland tin rằng thấu cảm là nhạy cảm cao, tuy nhiên không phải tất cả những người nhạy cảm cao đều là người thấu cảm.
Dr. Orloff cho biết thấu cảm thực tế có chứa tất cả những yếu tố của người nhạy cảm nhưng với một trực giác phát triển hơn và có khả năng giống như miếng bọt biển thẩm thấu cảm xúc.
Những khó khăn khi là người nhạy cảm cao hoặc thấu cảm
Lo lắng là nguy cơ
Khi bạn là người nhạy cảm cao, bạn tiếp thu rất nhiều thông tin từ môi trường xung quanh. Theo thời gian, điều đó có thể dẫn đến cảm xúc lo lắng bồn chồn, theo Bjelland.
Tương tự, Dr. Orloff lưu ý rằng những người thấu cảm thường gặp phải lo lắng, trầm cảm và thậm chí là đau đớn. Bất kể là thuộc kiểu tính cách nào, thì trao đổi với nhà trị liệu sẽ rất cần thiết, để bạn có thể có những chiến lược giúp bản thân quản lí cảm xúc, suy nghĩ và cảm nhận khi bị quá tải.
Cả hai kiểu người này đều cần thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn
Người nhạy cảm cao và thấu cảm thường kết nối sâu sắc với những người xung quanh. Bjelland khuyên người nhạy cảm cao nên dành ít nhất hai giờ đồng hồ ở một mình mỗi ngày. “Chúng ta cần nhiều thời gian một mình và nghỉ ngơi nhiều hơn để xử lí, nghỉ ngơi và hồi phục từ những gì bản thân đã gánh vác,” cô cho hay. Bạn có thể đi dạo hoặc tập yoga, thiền, tĩnh tâm, ngủ ngon để cân bằng lại những năng lượng đã bị lấy đi.
Với người thấu cảm, họ cũng thường nhanh chóng bị kích động, do đó giảm bớt sức ép bằng cách ở một mình là điều phải làm. Theo Dr. Orloff: “Bạn không thể ở trong tình trạng hoạt động hàng giờ mỗi ngày. Nếu vậy sẽ khiến bạn đau khổ và gục ngã.”
Làm thế nào để người nhạy cảm cao và người thấu cảm cân bằng
Đặt giới hạn và đặt bản thân mình lên hàng đầu là điều phải làm với hai kiểu tính cách này. Nếu bạn đang phải đối mặt với điều đó, chẳng hạn với một người lạ (có thể bạn cảm thấy nhiều người lạ muốn kể lể những câu chuyện cuộc đời mình với bạn), Dr. Orloff khuyên bạn nên dùng một tông giọng trìu mến và giao tiếp bằng mắt với họ và giải thích rằng bạn đang cần yên tĩnh và không thể trò chuyện ngay bây giờ. Nếu người bạn yêu đang cần lời khuyên và hỗ trợ từ bạn trong lúc bạn kiệt sức, hãy đặt lịch và giải quyết lúc cần thiết.
Người nhạy cảm cao cần cảm thông với bản thân nhiều hơn. “Trong khi người nhạy cảm cao có xu hướng đồng cảm với người khác, rất nhiều người thường cảm thấy rất khó khăn khi thông cảm cho bản thân và phải đấu tranh với việc hay chỉ trích bản thân và chủ nghĩa hoàn hảo,” theo Bjelland. Đặt ra giới hạn và nuông chiều bản thân để tự chăm sóc bản thân sẽ giúp bạn không bị quá tải và có thể thực sự giúp đỡ người khác.
Theo Health
Medshop.vn dịch
Các bài gần đây
Đánh giá