21 September, 2017 0 nhận xét Nhận xét
Không phải lúc nào ta cũng nhận ra rằng mình đang tức giận. Và không tức giận thì không phải là con người. Vậy chúng ta có thể “bắt” nó phục vụ ta theo những cách tích cực hơn?
Giận dữ luôn được xem là trạng thái tiêu cực đến mức cần phải tránh bởi Đức Phật đã dạy: “Giữ sự tức giận giống như nắm than nóng trong tay với ý định muốn ném nó vào người khác. Bạn là người đầu tiên bị thiêu cháy”.
Vì tức giận là một phần của cuộc sống hằng ngày và là một phần cơ bản của con người nên chúng ta cần xem xét nó ở góc độ: Liệu tức giận có thể “phục vụ” chúng ta theo những cách tích cực hơn?
Khi giận dữ có thể là tích cực...
Một nghiên cứu năm 2002 đăng tải trên tạp chí của Hiệp hội Tâm lý Mỹ cho thấy gần một nửa nhóm kiểm soát đã trải qua những ảnh hưởng tích cực lâu dài của những cơn giận dữ và chỉ có khoảng 25% có ảnh hưởng tiêu cực.
Scott Wilson, nhà tâm lý học lâm sàng và là trợ giảng của khoa Tư vấn và Tâm lý học lâm sàng, trường Cao đẳng Sư phạm, ĐH Columbia, cũng đồng ý rằng sẽ có những mặt tích cực xảy ra khi giận dữ.
Ví như trong giao tiếp, việc nhận ra những tín hiệu của người mình giao tiếp đang bực tức rất quan trọng. Và việc biểu lộ giận dữ cho thấy chúng ta đang không hài lòng với hành vi, lời nói của ai đó.
Wilson cho rằng sự bực bội – không quá căng thẳng – sẽ làm cho chúng ta khỏe mạnh hơn.
Cũng có bằng chứng cho thấy sự tức giận sẽ ảnh hưởng đến tư duy và ra quyết định một cách hợp lý hơn nhờ khả năng phân tích và xử lý vấn đề rõ ràng hơn.
“Cũng như tất cả các cảm xúc, tức giận là một phản ứng mà sẽ tác động tới suy nghĩ, sinh lý và hành vi, cho chúng ta sức mạnh, động lực để chúng ta có thể đối mặt với thách thức, giải quyết tình huống càng nhanh càng tốt”, Wilson nói.
Một bài báo đăng tải trên tạp chí Khoa học Hoa Kỳ đã trích dẫn nghiên cứu chứng tỏ sự tức giận cũng tạo ra sự sáng tạo - do sự tăng cường adrenaline - nhưng sẽ theo hướng bùng cháy rất nhanh.
“Lợi thế của sáng tạo khi tức giận không kéo dài lâu”, Mattjas Baas, tác giả của nghiên cứu, làm việc tại Khoa Tâm lý, ĐH Amsterdam cho biết.
Não bộ sẽ ra sao khi giận dữ?
Wilson cũng lưu ý rằng cảm giác giận dữ khó có thể duy trì trong một thời gian dài bởi vì nó là một cảm xúc mạnh, đòi hỏi sự chuyển hóa lớn trong cơ thể (gây ra tình trạng mất nước, mệt mỏi).
Đặc biệt, khi giận dữ, những trải nghiệm của não liên quan mật thiết với căng thẳng – và căng thẳng thì không tốt.
Tình trạng căng thẳng mãn kéo dài có thể gây ra suy giảm miễn dịch, làm tăng nguy cơ co thắt phế quản, tăng tiết dịch vị dạ dày và làm tăng nguy cơ mảng bám động mạch.
Nó cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ở những người bị rối loạn lo âu như một nghiên cứu năm 2002.
Do đó cần học cách để tức giận trở nên tích cực hơn. Và theo Wilson, một trong những giải pháp là hãy hướng tức giận tới một mục tiêu cụ thể.
Sử dụng nó làm nhiên liệu để làm việc chăm chỉ hơn, chạy nước rút trong phòng thể dục hay đưa ra những ý kiến phản biện một cách ôn hòa và hợp lý hơn.
Vậy nên, nếu có lúc nào đó thấy “sôi máu”, chỉ cần nhớ rằng bạn có 1 lý do để có cảm giác đó. Và lý do đó chính là động lực để bạn hướng tới một yêu cầu hợp lý và tốt hơn. Vậy tại sao bạn không thử?
Nhân Hà
Theo NBCnews
Theo Dân trí
Các bài gần đây
10 cách để bảo toàn tối đa dinh dưỡng trong thực phẩm sau khi mua về
Kiểm soát trọng lượng giữa thai kỳ để giảm nguy cơ tăng huyết áp
Đánh giá