16 January, 2017 0 nhận xét Nhận xét
Dịp tết, do thời tiết diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng giao lưu, đi lại của người dân nên nhiều dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ bùng phát và lây lan cao. Đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất chính là trẻ nhỏ, trong đó trẻ có sức đề kháng yếu có thể mắc bệnh ở mức độ nặng.
Vì vậy, các bậc cha mẹ cần có biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ hiệu quả và kịp thời, để mỗi gia đình đều được đón tết Đinh Dậu thực sự trọn niềm vui sum vầy.
Nhiều dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ bùng phát trong dịp tết
Tết vào thời điểm giao mùa đông xuân tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ bùng phát như chân tay miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết, sởi, viêm não, zika, cúm, viêm đường hô hấp.
Giao mùa đông xuân hằng năm là thời điểm có nhiều nguy cơ dịch bệnh
Chân tay miệng là bệnh dịch đầu tiên có nguy cơ bùng phát trong thời điểm cận tết. Đây là căn bệnh dễ lây nhiễm, nhất là cho trẻ nhỏ. Năm 2015, cả nước có hơn 50.000 trường hợp trẻ mắc chân tay miệng. Năm 2016, mặc dù tổng số ca có giảm nhưng vẫn tăng cục bộ ở một số địa phương theo từng thời điểm như thời điểm 3 tháng đầu năm ở Hà Nội (tăng 41%) và thời điểm tựu trường tháng 9 tại thành phố Hồ chí Minh (tăng 13%).
Đông xuân là mùa của bệnh thủy đậu hằng năm. Bệnh thủy đậu có khả năng lây lan thành dịch cao và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Trong khi đó, 90% người bị nhiễm bệnh là trẻ em từ 2 đến 7 tuổi - lứa tuổi mà hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu dễ bị virus gây bệnh xâm nhập và tấn công.
Sốt xuất huyết cũng là dịch bệnh có nguy cơ tăng cao trong dịp tết Đinh Dậu. Đầu năm 2016, dịch bệnh này không chỉ tăng mạnh về số lượng, nghiêm trọng hơn, nhiều địa phương đã ghi nhận các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết nặng dẫn đến tử vong. Bên cạnh Sốt xuất huyết, dịch bệnh Zika cũng đang có nguy cơ ngày càng lan rộng. Tại Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và bệnh dịch mùa đông xuân ngày 27/9/2016 do Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì đã nhận định Sốt xuất huyết và Zika đang diễn biến phức tạp và có khả năng lan rộng, vì vậy, các cơ quan y tế dự phòng và người dân cần phối hợp tích cực để phòng tránh bệnh.
Tại miền Bắc và miền Trung, cận tết là thời điểm trời rét đậm khiến bệnh cúm phát triển mạnh, số người mắc cúm gia tăng. Ngoài ra, nhiệt độ giảm mạnh sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh cúm gia cầm lây truyền sang người như cúm A/H5N1, A/H7N9, cúm gia cầm H5N6. Tết 2016, cả nước cũng đã ghi nhận 6 ổ cúm gia cầm nguy hiểm H5N1 tại 5 tỉnh thành.
Thay đổi sinh hoạt do phải đi lại tàu xe, tụ tập nơi đông người khiến bé dễ nhiễm dịch bệnh
Thời tiết lạnh cũng làm trẻ dễ mắc các bệnh đường hô hấp như viêm mũi- họng, viêm phế quản phổi, nhất là trong điều kiện xáo trộn sinh hoạt ngày tết, trẻ ăn ngủ thất thường, đi lại tàu xe, tụ tập đông người v.v…
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện có nguy cơ nhiễm bệnh và mức độ nặng
Trẻ dưới 6 tuổi hầu hết có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện như người lớn nên khả năng chống chọi kém với các tác nhân gây bệnh. Nếu nhiễm dịch bệnh, trẻ nhỏ có thể bị mức độ nặng hoặc bội nhiễm thêm virus, vi khuẩn làm kéo dài thời gian điều trị. Trong dịp tết với nhiều dịch bệnh có nguy cơ xảy ra, cha mẹ nên chủ động phòng tránh bệnh cho trẻ, nhất là những trẻ có sức đề kháng kém như trẻ thường xuyên ốm vặt, hay bị viêm nhiễm đường hô hấp, trẻ thiếu cân, trẻ tiền sử sinh non, không được bú sữa mẹ v.v… Ngoài ra, các gia đình có ý định đưa con nhỏ về quê ăn tết hoặc đi du lịch, đi chơi xa, đi lại nhiều bằng tàu, xe, máy bay … cũng cần chuẩn bị tốt sức khỏe cho bé để tránh việc bé bị ốm, nhiễm dịch bệnh nguy hiểm.
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn non yếu rất dễ nhiễm bệnh.
Phòng bệnh cho trẻ trong dịp thế như thế nào?
Sau một năm dài bận rộn, tết là dịp đại gia đình sum họp, con trẻ được vui chơi trong tình thân ấm áp của ông bà, cha mẹ và các anh chị em. Nhưng sức khỏe của trẻ vẫn là vấn đề mà các cha mẹ quan tâm, lo lắng nhất. Các bậc phụ huynh hãy cùng tham khảo các biện pháp sau đây để giúp con yêu phòng ngừa bệnh và có một khởi đầu năm mới khỏe mạnh nhé!
- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ: một số bệnh dịch đã có vaccine phòng ngừa như thủy đậu, cúm, Sởi – quai bị - Rubella, cha mẹ nên tiêm phòng cho con theo đúng độ tuổi và thời gian quy định.
- Hạn chế cho trẻ tới các vùng đang có ổ dịch, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi chơi ở ngoài về nhà.
- Tăng cường miễn dịch gián tiếp cho trẻ bằng cách bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm chín, tươi, sạch, đủ và cân bằng 4 nhóm Glucid, Lipid, Protein, vitamin và khoáng chất, đảm bảo thời gian ngủ đầy đủ trong ngày cho bé.
Trẻ khỏe mạnh giúp đại gia đình đón tết sum vầy trọn niềm vui
- Tăng cường miễn dịch “trực tiếp”, tăng khả năng phòng bệnh cho bé: Đây là biện pháp bổ sung chất kích hoạt trực tiếp lên hệ thống miễn dịch làm gia tăng số lượng tế bào miễn dịch và kháng thể miễn dịch của trẻ như nhóm chất Betaglucan. Trong nhóm chất này, Beta (1.3/1.6)-D-Glucan là chất có hoạt lực mạnh nhất, giúp bé tăng khả năng phòng bệnh trong thời điểm tết, để bé cùng gia đình có thể tham gia các hoạt động giao lưu và sum họp, khởi đầu một năm mới mạnh khỏe, tròn vẹn niềm vui.
- Khi hệ thống miễn dịch của trẻ được kích hoạt mạnh mẽ sẽ có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn, trẻ ít bị ốm, ít bị bệnh do nhiễm vi rút, vi khuẩn, hoặc nhanh hồi phục sức khỏe hơn khi nhiễm bệnh..
Theo Dân trí
Các bài gần đây
Thực đơn cho người sau ghép thận
5 mẹo hay dùng sữa mẹ chữa bệnh
Những nguyên nhân gây chứng khô mắt
Kiểm soát đường huyết khi bị tiểu đường thai kỳ
5 lợi ích tuyệt vời của việc tập thể dục mỗi ngày
Cảnh giác dịch bệnh trong dịp Tết
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Đánh giá