TS Yanmin Zhu, Bệnh viện Brigham và Women ở Boston và các đồng nghiệp đã thực hiện một nghiên cứu để kiểm tra nguy cơ dị tật bẩm sinh liên quan đến phơi nhiễm với fluconazole ở liều thường được sử dụng để điều trị bệnh nấm candida ở âm hộ trong ba tháng đầu mang thai. Nhóm nghiên cứu bao gồm 1.969.954 ca mang thai, trong đó 1,9% được tiếp xúc với fluconazole đường uống và 4,2% được tiếp xúc với các azole tại chỗ trong ba tháng đầu.
Việc uống thuốc trị nấm âm đạo trong ba tháng đầu của thai kỳ cần phải cân nhắc thận trọng.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nguy cơ dị tật cơ xương khớp là 52,1/10.000 trường hợp mang thai tiếp xúc với fluconazole so với 37,3/10.000 trường hợp mang thai tiếp xúc với các azole tại chỗ. Rủi ro tương ứng đối với dị tật bẩm sinh kết hợp là 9,6 so với 8,3 trên 10.000 ca mang thai; và rủi ro đối với sứt môi là 9,3 so với 10,6 trên 10.000 ca mang thai.
Nguy cơ tương đối được điều chỉnh là 1,30 đối với dị tật cơ xương khớp, 1,04 đối với dị tật kết hợp và 0,91 đối với sứt môi.
Theo các tác giả, fluconazole đường uống dùng trong ba tháng đầu của thai kỳ, đặc biệt là điều trị kéo dài ở liều cao hơn liều thường dùng, nên được chỉ định thận trọng, và azole tại chỗ nên được coi là một điều trị thay thế
Bệnh nấm candida đường sinh dục nữ hay viêm âm hộ - âm đạo do nấm men candida là một bệnh nhiễm trùng âm đạo nội sinh do chủng nấm candida mà chủ yếu là Candida albicans gây nên (khoảng 90%), bệnh rất hay gặp ở phụ nữ. Bệnh không lây qua quan hệ tình dục mà do sự tăng sinh quá mức nấm candida ký sinh trong âm đạo dưới một số yếu tố thuận lợi như sử dụng các thuốc làm suy giảm miễn dịch, kháng sinh phổ rộng kéo dài, mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ có thai...
Bích Ngọc
(Theo Drug 5/2020)
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Những cách đơn giản để giảm mỡ bụng
Bàn chân có 4 dấu hiệu này cho biết sức khỏe lá gan của bạn đang suy giảm
Sẽ mắc nhiều bệnh nguy hiểm nếu bạn bị thiếu canxi
Ngừa biến chứng do thoát vị bẹn ở trẻ em
Gợi ý cách tự kiểm tra để biết gan của bạn có khỏe mạnh không
Đánh giá