02 October, 2018 0 nhận xét Nhận xét
Nếu bạn để ý thấy mái tóc mượt mà của mình mỏng đi một chút, rất có thể thủ phạm chính là do rối loạn hormone. Các hormone không chỉ biến động trong suốt những thay đổi trong cuộc đời bạn như mang thai và tiền mãn kinh, mà còn suy giảm khi bạn bắt đầu lão hóa hoặc gặp phải những căng thẳng nào đó. Có 5 hormone quan trọng đối với vấn đề rụng tóc và tìm thấy nguyên nhân rụng tóc là một nửa trong cuộc chiến phục hồi lại tóc.
1. Dihydrotestosterone (DHT)
DTH không phải testosterone là thủ phạm trong phần lớn những nguyên nhân di truyền gây ra rụng tóc, hói tóc ở nam giới (và rụng tóc ở phụ nữ). DHT là dẫn xuất của testosterone liên kết với nang tóc và giúp chúng se khít. Sự thu nhỏ này khiến tóc chết và rụng xuống. Khi lượng testosterone giảm đi do tuổi tác ở nam giới, gọi là tắt dục ở nam giới, loại rụng tóc này sẽ xảy ra. Bổ sung testosterone không phải là cách, bởi vì quá nhiều testosterone cũng gây rụng tóc.
Những bệnh như tiểu đường loại 2, rối loạn chuyển hóa (tiền đái tháo đường) và hội chứng buồn trứng đa nang (PCOS) là những ví dụ điển hình của sự mất cân bằng hormone ở phụ nữ, khi mà mức androgen tăng lên và estrogen giảm xuống, khiến cho tóc trên mặt và tóc rụng. Thậm chí khi kiểm tra máu trông bình thường DHT vẫn có thể là thủ phạm bởi vì giảm hàm lượng estrogen tăng độ nhạy với DHT.
2. Estrogen
Mất cân bằng estrogen cũng gây ra rụng tóc. Khi mức estrogen tăng do tăng cân, dùng thuốc tránh thai, chuẩn bị mãn kinh hay chất độc từ những yếu tố gây rối loạn nội tiết có trong nước, thực phẩm, và nhựa, thì tóc mỏng là hậu quả của chúng. Khi nồng độ estrogen tăng lên, lượng đồng cũng tăng theo, khiến tóc trông xỉn màu và thiếu sức sống bẻ gãy protein khiến tóc rụng.
Trong suốt quá trình mang thai, mức estrogen đạt đỉnh sau đó giảm đột ngột sau khi sinh con, sẽ khiến cho tóc rụng tạm thời, thường kéo dài 6 tuần đến 3 tháng sau khi sinh. Nếu mức estrogen giảm xuống quá thấp, đặc biệt là trong kì mãn kinh, thì thậm chí mức DHT bình thường cũng sẽ thu nhỏ nang tóc gây rụng tóc.
3. Cortisol
Hormone gây stress cortisol thường khiến tóc mỏng đặc biệt là vùng phía trước phần mái. Nếu bị stress nghiêm trọng, từng mảng tóc có thể bị rụng. Cơ thể sẽ tự động điều hướng năng lượng khỏi những chức năng không cần thiết như phát triển tóc khi bạn đang bị stress. Chúng bao gồm những stress vật lí như phẫu thuật, ốm, giảm cân đột ngột, thiếu dinh dưỡng với lượng thấp protein, vitamin hay khoáng chất cũng như stress do sinh hoạt và các vấn đề vè tình cảm. Rụng tóc thường bắt đầu 3 tháng sau khi bị tác động và là tình trạng tạm thời. Nếu stress mạn tính thì việc rụng tóc sẽ tiếp diễn cho đến khi stress giảm đi và tuyến thượng thận được hỗ trợ.
4. Hormone tuyến giáp
Bệnh tuyến giáp khiến tóc rụng, kể cả cường giáp hay suy giáp. Tuyến giáp là tuyến điều chỉnh trao đổi chất và việc trao đổi chất là ưu tiên hàng đầu đối với tăng trưởng tóc. Cơ thể sẽ chuyển nguồn lực sang chăm sóc cho vấn đề về tuyến giáp và việc tăng trưởng tóc sẽ bị trì hoãn cho đến khi sức khỏe tuyến giáp được phục hồi.
5. Insulin
Insulin là hormone hỗ trợ không chỉ ở việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Nó còn liên quan đến sức khỏe tim mạch, dự trữ mỡ và thậm chí là tăng trưởng tóc. Khi mức insulin tăng lên, một loạt sự mất cân bằng hormone stress và hormone sinh dục diễn ra và rụng tóc cũng theo đó ập tới.
Phục hồi mái tóc của bạn chỉ trong 5 bước đơn giản
Một khi đã xác định được nguyên nhân gây rụng tóc, tin tốt lành là bạn có thể kiểm soát được rối loạn hormone và tóc có thể mọc lại. Tuy nhiên sẽ mất thời gian, phải tầm 6 tháng để thấy được tóc mọc lại.
1. Kiểm tra, không đoán mò
Nếu bạn biết rằng hormone là nguồn gốc của vấn đề, hãy bắt đầu kiểm tra từ hormone tuyến nước bọt. Xét nghiệm máu như xét nghiệm số lượng máu toàn phần (CBC) và lượng sắt để kiểm tra liệu có phải do bạn thiếu máu, xét nghiệm tuyến giáp để kiểm tra sức khỏe tuyến giáp, xét nghiệm mức insulin và lượng đường máu để xem liệu mức insulin của bạn có phải là nguyên nhân. Cuối cùng, xét nghiệm mức cortisol nước bọt khi bạn bị stress nặng.
2. Bổ sung thực phẩm chức năng
Bổ sung vitamin và khoáng chất tổng hợp để phụ chồi sự thiếu hụt của cơ thể. Vitamin A kích thích mọc tóc (trừ khi dùng quá nhiều), vitamin D để duy trì mức hormone ở mức cân bằng, vitamin E bảo vệ tóc khỏi tổn thương, các vitamin B bao gồm Pantothenic Acid (Vitamin B5) phục hồi độ dày tóc và cho tóc bóng hơn. Silica làm khỏe tóc, chrom cho mức insulin khỏe mạnh, và các vitamin giàu khả năng chống oxi hóa như vitamin C, kẽm và selen hồi phục tế bào từ bên trong. Khi bị stress, hãy ngăn chặn rụng tóc bằng cách bổ sung tuyến thượng thận với công thức làm khỏe thận. Nuôi dưỡng và hỗ trợ thận sẽ làm giảm thiểu tóc rụng cả về lâu dài lẫn ngắn hạn, thông qua việc bổ sung các chất dinh dưỡng mà kể cả thận và các nang tóc đều cần, cũng như là các thảo mộc làm dịu căng thẳng. Chất béo omega 3 giúp ổn định tâm trạng và làm dịu căng thẳng về lâu dài, và những chất béo lành mạnh này cũng sẽ làm tăng độ bóng và độ dày cho tóc.
Khi hormone là thủ phạm, hãy bổ sung thực phẩm tốt cho gan sẽ thanh lọc giải độc hormone. Ăn thực phẩm sạch, nhiều chất xơ giúp đẩy estrogen thừa ra khỏi cơ thể. Hãy đảm bảo bạn sẽ ngủ trong khoảng từ 1 đến 3 giờ sáng, theo y học Trung Quốc 24 giờ, đây là khoảng thời gian gan làm lành và tái tạo khi bạn đang ngủ.
3. Chú trọng vào thực phẩm
Chế độ dinh dưỡng giàu chất éo và protein, giảm lượng carb, giàu rau củ quả là chìa khóa quan trọng để làm khỏe insulin và cân bằng mức hormone stress, tối ưu sức khỏe mái tóc. Sức khỏe bên trong cơ thể sẽ biểu hiện lên mái tóc, do đó hãy nuôi dưỡng cơ thể mình với những năng lượng và tế bào cần thiết và cơ thể sẽ trả lại cho bạn mái tóc thật cuốn hút.
4. Vận động
Tập luyện với cường độ cao (HIIT) là bài tập tốt nhất đối với nam giới có mức testosterone thấp. Bài tập này không chỉ tăng mức testosterone mà còn tăng hormone tăng trưởng (HGH). Cử tạ cũng là một bài tập khác tác động lên mức hormone, tăng sức nặng giảm lần tập sẽ giúp tăng testosterone, trong khi giảm sức nặng và tăng lần tập sẽ tăng đốt cháy mỡ và giúp loại bỏ estrogen thừa.
Đi bộ là một trong những hình thức thể dục tốt nhất để giảm stress, giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu và giảm huyết áp. Chỉ cần 30 phút đi bộ mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ các bệnh mãn tính như tiểu đường và làm giảm kháng insulin, do đó làm khỏe tóc bạn.
5. Để ý đến thuốc bạn đang dùng
Nếu hormone của bạn không có vấn đề và tóc vẫn không khỏe mạnh, hãy xem xét đến loại thuốc bạn đang dùng. Thuốc chống trầm cảm, thuốc làm loãng máu, thuốc hỗ trợ huyết áp còn được gọi là thuốc chẹn beta và thuốc ức chế ACE, thuốc trị gút, thuốc chống động kinh, và thậm chí là thuốc giảm viêm không steroid như ibuprofen đều có tác dụng phụ bao gồm gây rụng tóc. Tin tốt là sự rụng tóc này sẽ chỉ là tạm thời, chỉ xảy ra khi bạn đang dùng thuốc.
Theo unikeyhealth.com
Medshop.vn dịch
Các bài gần đây
Chuẩn bị sức khỏe trước mang thai cho phụ nữ
Bí quyết chăm sóc sức khỏe trước khi thụ thai cho nam giới
Myo inositol làm tăng chất lượng trứng
Myo inositol giải pháp tăng khả năng thụ thai
Đánh giá