12 January, 2018 0 nhận xét Nhận xét
Việc mang thai không chỉ là chuyến hành trình dài 9 tháng mà cần được coi là chặng đường dài cả một năm. Cần biết rằng những tuần đầu tiên mang thai là quan trọng nhất cho sự phát triển của em bé, một người mẹ cần khỏe mạnh và tránh các hoạt động cũng như các chất có hại trong khoảng thời gian chuẩn bị mang thai. Một số thói quen khó bỏ, và một số vấn đề sức khỏe cần thời gian để điều chỉnh.
Sức khỏe trước khi mang thai của phụ nữ sẽ rất có ích cho bạn và bé.
Hãy theo những hướng dẫn đơn giản dưới đây để chuẩn bị cho việc mang thai nhé:
Trước khi mang thai cần đảm bảo loại bỏ những thói quen gây hại cho bé:- Hút thuốc: hút thuốc trong thời kì mang thai chiếm 20-30% các ca sinh thiếu cân, 14% sinh non và khoảng 10% tử vong theo thống kê từ Hiệp hội phổi Mỹ.
- Dùng chất cồn: không có liều lượng an toàn cho việc dùng cồn trong khi bạn mang thai.
- Dùng thuốc kích thích: dùng các loại thuốc kích thích có thể làm tăng sẩy thai, sinh thiếu cân, sinh thừa tháng, trẻ chậm phát triển, có vấn đề về ứng xử và học tập sau này.
- Thuốc kê đơn: có nhiều loại thuốc kê đơn có thể gây quái thai (dị tận bẩm sinh). Hãy trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang dùng.
- Hóa chất độc hại: có một số hóa chất gây quái thai. Chẳng hạn, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ cao tiếp xúc với thuốc trừ sâu trong 3-8 tuần đầu tiên của tam cá nguyệt thứ nhất khi ống thần kinh đang phát triển có thể xảy ra. Điều này thường xảy ra trước khi phụ nữ biết mình mang thai.
- Stress: Stress liên quan đến việc kéo dài hoặc nhỡ mất chu kì, khiến cho việc rụng trứng khó xảy ra hơn và khó mang thai hơn. Hạn chế stress đến mức càng ít càng tốt. Bạn sẽ thấy các kĩ thuật thư giãn hoặc tập yoga sẽ giúp giảm thiểu stress.
- Thảo dược: phần lớn thảo dược và các liệu pháp thảo dược đều không thuộc ủy nhiệm của FDA, do đó, có rất ít các nghiên cứu về tác động của chúng lên việc mang thai thực sự không nhiều. Hỏi ý kiến bác sĩ về thảo dược bạn đang dùng.
- Caffeine: một số nghiên cứu chứng minh sự liên quan giữa việc dùng caffeine liều cao với việc thụ thai chậm. Một số nghiên cứu chứng minhh rằng sẽ có sự gia tăng khả năng sẩy thai ở phụ nữ dùng hơn 200mg caffeine mỗi ngày so với người không dùng caffeine.
Bạn cần thay thế những thói quen này với những thói quen lành mạnh sau:
- Tập thể dục: hãy bắt đầu tập thể dục từ bây giờ. Hãy đặt mục tiêu luyện tập cho mình. Tự hỏi bản thân xem bạn đang muốn giảm cân, tăng cân tăng cơ hay tăng sức mạnh khoang phổi. Một số bài tập hữu ích bao gồm: đi bộ, bơi, đạp xe, và tập aerobic. Yoga là sự lựa chọn tuyệt vời trong việc luyện tập vì nó kết hợp tư thế, hơi thở và sự tập trung rất tốt cho bạn trong quá trình sinh con. Hãy trao đổi với bác sĩ xem phương pháp nào là tốt nhất cho bạn.
- Đọc sách: đọc sách về mang thai và sinh nở. Việc được giáo dục và chuẩn bị sẽ rất quan trọng.
- Theo dõi chu kì của bạn: điều này rất quan trọng. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về chu kì, do đó bạn cần có sự chuẩn bị. Theo dõi chu kì sẽ giúp bạn theo dõi được sự rụng trứng và tăng cơ hội mang thai.
- Lyện tập các kĩ thuật thư giãn: thư giãn giúp giảm thiểu stress. Hãy thử tập yoga, thiền hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng trng bồn tắm nước ấm.
- Ngủ nhiều: ngủ 8 tiếng mỗi ngày nếu bạn đang muốn mang thai. Ngủ đủ giấc giúp bạn giảm stress và căng thẳng.
- Ăn uống lành mạnh: dinh dưỡng rất quan trọng cho sức khỏe của bạn. Bạn càng khỏe mạnh thì càng dễ mang thai. Bạn có thể dùng thực phẩm bổ sổ để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Cần hỏi ý kiến bác sĩ về những thực phẩm bổ sung bạn đang dùng.
Dinh dưỡng
Những gì bạn ăn sẽ biểu hiện ra vẻ ngoài của bạn, và cả em bé của bạn cũng vậy. Cần đảm bảo bạn bổ sung đủ vitamin trong chế độ ăn, và bắt đầu dùng acid folic. Các nghiên cứu chỉ ra rằng acid folic (300-400mcg một ngày) có thể giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh khi bạn dùng trước khi mang thai.
Duy trì cân nặng lí tưởng
Cân nặng đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai và mang thai. Khi đang có kế hoạch mang thai cần tránh thừa cân hoặc thiếu cân.
Thiếu cân (10% so với mức bình thường)
- Tập thể dục để tăng cơ
- Tăng thu nạp năng lượng
- Ăn ít nhất 3 bữa một ngày
- Ăn nhiều hơn trong mỗi bữa
- Ăn nhiều đồ ăn nhẹ hơn
Thừa cân (20% so với mức bình thường):
- Chọn chế độ ăn phù hợp
- Đảm bảo cân bằng đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn.
- Uống đủ lượng nước
- Kết hợp ăn uống với luyện tập
Đi khám bác sĩ
Đi khám bác sĩ trước khi mang thai là rất quan trọng. Có nhiều bệnh có thể ảnh hưởng đến việc mang thai củ bạn.
Một số trong những bệnh phổ biến bao gồm:
Tiểu đường:
Kiểm soát tiểu đường khi mang thai rất quan trọng. Mang thai làm tăng nguy cơ tiểu đường, và sẽ khó khăn hơn cho người mẹ đang sẵn bị tiểu đường.
Huyết áp cao
Nếu bạn bị cao huyết áp trước khi mang thai, bạn cần theo dõi chặt chẽ tình trạng trong suốt quá trình mang thai.
Thiếu máu
Máy đo máu có thể đo lượng hemoglobin, tế bào hồng cầu và bạch cầu, và sự xuất hiện của tiểu cầu. Thiếu máu khiến mẹ bầu yếu và hay mệt mỏi khi mang thai.
Các vấn đề về tuyến giáp
Các kiểm tra về bệnh tuyến giáp bao gồm xét nghiệm máu đo lượng hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Bệnh cường giáp có thể khiến bạn sinh thừa tháng và sinh con thiếu cân nếu không được chữa trị. Bệnh thiểu năng tuyến giáp có thể gây viêm nhiễm hoặc sẩy thai khi không được chữa trị.
STD bệnh lây qua đường tình dục
Bạn cần biết liệu mình có bệnh lây qua đường tình dục hay không trước khi mang thai, bởi vì một số bệnh có thể gây biến chứng trong thai kì. Chẳng hạn, mang thai ngoài tử cung là nguy cơ đối với người bị chlamydia. Nếu chlamydia không được điều trị, có thể dẫn đến viêm nhiễm vùng chậu gây vô sinh.
Các xét nghiệm và siêu âm khác trước khi mang thai
Pap smear – kiểm tra chứng loạn sản cổ tử cung
Kiểm tra ngực – nếu bạn trên 35 tuổi, bạn có thể chụp quang tuyến vú.
Xét nghiệm nhóm máu – nếu bạn có nhóm máu RH-, bạn sẽ phải gây tê trước khi chuyển dạ.
Xét nghiệm miễn dịch rubella- March of Dimes khuyên phụ nữ nên xét nghiệm miễn dịch rubella trước khi mang thai và xem xét tiêm vacxin khi họ không được miễn dịch. Trung tâm phòng và kiểm soát dịch bệnh khuyên một phụ nữ cần đợi ít nhất 4 tuần sau khi tiêm vacxin rồi mới thụ thai.
Xét nghiệm miễn dịch với bệnh thủy đậu- Cũng giống như rubella phụ nữ cần xét nghiệm miễn dịch với thủy đậu trước khi mang thai và cân nhắc tiêm vacxin. CDC khuyên phụ nữ cần đợi ít nhất 4 tuần trước khi thụ thai sau khi tiêm vacxin.
Khi đi khám bạn cũng sẽ cần tư vấn về lịch sử bệnh của mình cũng như gia đình
- Các loại thuốc bạn dùng
- Lịch sử mang thai
- Dinh dưỡng
- Tập luyện
- Các bệnh
Lịch sử bệnh gia đình có thể bao gồm
- Tiểu đường
- Cao huyết áp
- Chứng động kinh
- Rối loạn nhận thức hoặc phát triển
- Sinh đôi
Một số cặp đôi còn cần đến tư vấn di truyền. Tuy nhiên phần lớn các cặp đôi không cần thiết vấn đề này.
Theo americanpregnancy.org
Medshop.vn dịch
Các bài gần đây
Bí quyết chăm sóc sức khỏe trước khi thụ thai cho nam giới
Myo inositol làm tăng chất lượng trứng
Myo inositol giải pháp tăng khả năng thụ thai
12 nguyên nhân khiến chu kì kinh nguyệt rối loạn
Làm thế nào để tính ngày rụng trứng: 7 dấu hiệu của rụng trứng
Đánh giá