23 August, 2017 0 nhận xét Nhận xét
Như thế nào là rối loạn chu kì kinh nguyệt?
Phần lớn phụ nữ có kinh nguyệt kéo dài 4 đến 7 ngày. Một chu kì kinh nguyệt thường kéo dài 28 ngày, và giới hạn bình thường là 21 đến 35 ngày.
Những vấn đề xảy ra với chu kì kinh nguyệt thường bao gồm:
- Chu kì ngắn dưới 21 ngày hoặc dài trên 35 ngày.
- Không có kinh nguyệt trong 3 tháng trở lên.
- Kinh nguyệt ra quá nhiều hoặc quá ít hơn bình thường
- Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày
- Có kinh kèm theo đau, chuột rút, nôn mửa.
- Chảy nhiều máu hoặc nhỏ giọt khi đang ở giữ chu kì, sau mãn kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục.
Những biểu hiện của kinh nguyệt bất thường bao gồm:
- Bẩm sinh không có chu kì là tình trạng hoàn toàn không có kinh nguyệt. Không có chu kì trong vòng 90 ngày hoặc hơn được xem là bất thường trừ khi người phụ nữ có thai, cho con bú hoặc trong kì mãn kinh (thường xảy ra với phụ nữ từ 45 đến 55). Những phụ nữ trẻ không có kinh từ 15-16 tuổi hoặc trong 3 năm từ khi ngực bắt đàu phát triển cũng được xem là không có chu kì bẩm sinh.
- Kinh thưa là khi không có kinh nguyệt thường xuyên
- Thống kinh là trường hợp bị đau khi hành kinh hoặc chuột rút nghiêm trọng. Một số biểu hiện khó chịu trong kì hành kinh ở phụ nữ là bình thường.
- Chảy máu âm đạo bất thường có thể xảy ra với nhiều trường hợp bất thường về kinh nguyệt, bao gồm: chảy máu nhiều khi hành kinh, hành kinh trên 7 ngày, chảy máu giữa chu kì, sau khi quan hệ hoặc sau mãn kinh.
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt?
Có nhiều nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt, từ stress đến những căn bệnh tiềm ẩn:
Stress và lối sinh hoạt
Tăng hoặc giảm cân nhiều đột ngột, chế độ dinh dưỡng, thay đổi chế độ luyện tập, đi lại, ốm hoặc có sự gián đoạn thói quen hằng ngày của phụ nữ sẽ ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt.
Thuốc tránh thai
Phần lớn thuốc tránh thai có chứa hormone estrogen và progestin (một số loại chỉ có progestin). Nó ngăn ngừa mang thai bằng cách ức chế rụng trứng. Dùng thuốc tránh thai hoặc dừng dùng nó có thể ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt. Một số phụ nữ có chu kì bất thường hoặc không có chu kì tới 6 tháng ngưng dùng thuốc tránh thai. Bạn cần xem xét kiểm tra nếu bạn đang có kế hoạch mang thai. Những phụ nữ dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin có thể chỉ bị chảy máu giữa chu kì.
U xơ/ u nang
U nang là là những tế bào nhỏ lành tính (không phải ung thư) phát triển trong lớp lót tử cung. U xơ là những khối u dính lấy thành tử cung. Có thể sẽ có một hoặc nhiều khối u xơ từ nhỏ như hạt táo đến hạt bưởi. Những khối u này thường lành tính tuy nhiên có thể gây chảy máu nhiều và đau đớn khi hành kinh. Nếu khối u lớn, chúng có thể gây áp lực lên bang quanh hoặc trực tràng, gây khó chịu.
Lạc nội mạc tử cung
Các mô nội mạc tử cung ở tử cung vỡ ra hàng tháng và thải ra ngoài cùng với máu kinh. Lạc nội mạc tử cung là khi các mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung. Thông thường, các mô nội mạc sẽ gắn liền nó với buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, đôi khi nó phát triển ở ruột hoặc các cơ quan khác ở đường tiêu hóa giữa trực tràng và tử cung. Lạc nội mạc tử cung có thể gây chảy máu, chuột rút hoặc đau đớn trước khi hành kinh, và đau đớn khi giao hợp.
Bệnh viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu là tình trạng nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến hệ sinh sản ở phụ nữ. Vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo khi qua hệ tình dục và lan rộng ra tử cung và bộ phận sinh dục trên. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào đường sinh dục thông qua phẫu thuật phụ khoa hoặc sinh nở, sẩy thai hoặc phá thai. Triệu chứng của viêm vùng chậu bao gồm chảy máu âm đạo nặng với mùi khó chịu, chu kì bất thường, đau vùng chậu hoặc vùng bụng dưới, sốt, buồn nôn, mửa, hoặc tiêu chảy.
Buồng trứng đa nang
Khi bị buồng trứng đa nang PCOS, buồng trứng sẽ có nhiều hormone androgen, là hormone nam tính. Những nang trứng nhỏ nhiều chất dịch hình thành trong buồng trứng. Chúng thường được thấy khi bạn đi siêu âm Sự thay đổi hormone ngăn trứng chín và rụng trứng sẽ không xảy ra thường xuyên. Đôi khi những phụ nữ bị buồng trứng đa nang sẽ bị rối loạn chu kì kinh nguyệt hoặc không có chu kì kinh nguyệt. Thêm vào đó, PCOS thường liên quan đến béo phì, vô sinh hoặc rậm lông (mọc nhiều lông và mụn trứng cá). Điều này do sự mất cân bằng hormone, tuy nhiên nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định. Điều trị buồng trứng đa nang còn tùy thuộc vào liệu người phụ nữ có đang mong có con hay không. Nếu bạn không cần mang thai, việc giảm cân, thuốc ngừa thai và thuốc meformmin (một chất tăng độ nhạy insulin dùng cho người tiểu đường) có thể làm điều chỉnh chu kì. Nếu bạn đang mong có con, cần thử biện pháp kích thích rụng trứng.
Suy buồng trứng sớm
Tình trạng này xảy ra với phụ nữ dưới 40 tuổi có chức năng buồng trứng không tốt. Chu kì kinh nguyệt ngưng hẳn, như người mãn kinh. Điều này có thể xảy ra với bệnh nhân được điều trị ung thư bằng hóa trị liệu và phóng xạ, hoặc nếu gia đình bạn có tiền sử suy buồng trứng sớm hoặc có bất thường về nhiễm sắc thể. Nếu bạn mắc phải tình trạng này, hãy đi khám bác sĩ.
Những nguyên nhân khác của rối loạn chu kì kinh nguyệt bao gồm:
- Ung thư cổ tử cung hoặc ung thư tử cung.
- Điều trị bệnh như dùng thuốc steroids hoặc thuốc chống đông máu.
- Những bệnh như rối loạn chảy máu, bệnh tuyến giáp hoặc rối loạn tuyến yên ảnh hưởng đến rối loạn hormone.
- Các biến chứng liên quan đến mang thai, bao gồm sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung (trứng đã thụ tinh bám ngoài tử cung, chẳng hạn như trong ống dẫn trứng).
Làm thế nào để chẩn đoán rối loạn chu kì kinh nguyệt?
Nếu bất kì điều gì trong chu kì của bạn thay đổi, bạn cần đánh dấu chính xác khi nào chu kì bắt đầu và kết thúc, bao gồm cả lượng máu và xem liệu bạn có bị ra cục máu đông hay không. Theo dõi bất kì dấu hiệu nào như là chảy máu giữa chu kì và chuột rút hoặc đau đớn khi hành kinh.
Bác sĩ sẽ hỏi bạn về chu kì kinh và lịch sử dùng thuốc của bạn. Họ sẽ có cuộc kiểm tra vật lí, bao gồm kiểm tra âm đạo và đôi khi là kiểm tra Pap. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu một số kiểm tra nhất định, bao gồm:
- Kiểm tra máu để xem tình trạng thiếu máu hoặc các rối loạn do dùng thuốc khác.
- Kiểm tra âm đạo, để xem có viêm nhiễm gì không.
- Siêu âm khung chậu để xem có u xơ tử cung, polyp hoặc u nang buồng trứng
- Sinh thiết nội mạc tử cung, trong đó mẫu mô tế bào được lấy từ niêm mạc tử cung, để phát hiện lạc nội mạc tử cung, mất cân bằng hormone, tế bào ung thư.
Lạc nội mạc tử cung là 1 loại bệnh khác có thể được chẩn đoán bằng cách dùng một quy trình gọi là nội soi, bác sĩ sẽ dùng 1 vết mổ nhỏ ở bụng sau đó chèn 1 ổng nhỏ có kèm ánh sáng để xem tử cung và buồng trứng.
Khi nào thì bạn cần đến sự hỗ trợ khi bị rối loạn kinh nguyệt?
Liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế nếu có những triệu chứng sau:
- Đau nghiêm trọng trong khi hành kinh hoặc giữ chu kì
- Chảy máu nhiều bất thường (tràn băng vệ sinh hoặc tampon trong 2 đến 3 giờ) hoặc bị máu đông.
- Xuất huyết âm đạo bất thường hoặc có mùi
- Sốt cao
- Chu kì kéo dài trên 7 ngày
- Chảy máu âm đạo hoặc chảy máu giữa chu kì hoặc sau khi mãn kinh
- Chu kì tự nhiên trở nên bất thường
- Buồn nôn hoặc nôn mửa trong suốt chu kì.
- Các triệu chứng của hội chứng sốc như sốt trên 102 độ, nôn mửa, tiêu chảy, ngất xỉu hoặc chóng mặt.
Bạn cũng cần thăm khám bác sĩ nếu bạn nghĩ mình có thể mang thai.
Điều trị rối loạn chu kì kinh nguyệt như thế nào?
Điều trị rối loạn kinh nguyệt tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó:
Điều chỉnh chu kì kinh nguyệt: các hormone như estrogen và progestin có thể được kê để điều trị chảy máu nặng.
Kiểm soát cơn đau: cơn đau nhẹ hoặc vừa hoặc chuột rút có thể được giảm thiểu bằng cách dùng loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen. Aspirin không được khuyên dùng bởi vì nó có thể gây chảy máu nặng hơn. Tắm nước nóng hoặc dùng miếng giữ nhiệt có thể giúp làm giảm chuột rút.
U xơ tử cung: Bệnh này có thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Ban đầu, phần lớn u xơ tử cung đều gây ra các triệu chứng nhẹ có thể được điều trị bởi các thuốc giảm đau không cần kê đơn. Nếu bạn bị chảy máu nhiều, bổ sung sắt có thể sẽ có tác dụng trong việc ngăn ngừa và điều trị thiếu máu. Thuốc tránh thai liều thấp hoặc tiêm progestin ( Depo-Provera) có thể giúp kiểm soát chảy máu nặng gây ra bởi u xơ. Các thuốc như gonadotropin-releasing hormone agonists có thể được dùng để co giảm kích thước của u xơ và kiểm soát chảy máu nặng. Những thuốc này làm giảm sự sản sinh estrogen trong cơ thể và đôi khi làm ngưng chu kì một thời gian. Nếu u xơ không có phản ứng với thuốc, có nhiều lựa chọn phẫu thuật có thể loại bỏ hoặc thu nhỏ chúng và làm giảm các triệu chứng. Loại hình phẫu thuật tùy thuộc vào kích thước, loại, và vị trí khổi u. Phẫu thuật cắt bỏ mô là thủ thuật đơn giảm để loại bỏ khối u. Trong trường hợp nặng khi khối u xơ to hoặc gây chảy nhiều máu và đau đớn, có thể cần phải giải phẫu cắt bỏ tử cung. Trong khi cắt bỏ tử cung, khối u sẽ được loại bỏ cùng với tử cung. Những biện pháp khác như thuyên tắc động mạch tử cung, tức là cắt nguồn cung cấp máu cho mô tế bào u xơ đang hoạt động.
Lạc nội mạc tử cung: Không có biện pháp điều trị nào cho lạc nội mạc tử cung, thuốc giảm đau không kê đơn hoặc kê đơn có thể giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu. Điều trị bằng hormone như dùng thuốc tránh thai có thể giúp ngăn sự phát triển quá mức của mô tế bào tử cung và làm giảm lượng máu mất đi trong chu kì. Trong trường hợp nặng hơn, gonadotropin-releasing hormone agonist hoặc progestin có thể được dùng để ngưng chu kì tạm thời. Trong những trường hợp nặng, cần phẫu thuật để loại bỏ tế bào lạc nội mạc phát triển quá mức phát triển trong khung chậu hoặc bụng. cắt bỏ tử cung cso thể là lựa chọn cuối cùng nếu tử cung bị tổn thương nghiêm trọng.
Có nhiều lựa chọn khác nữa giúp điều trị chảy máu nhiều trong chu kì.
Làm thế nào để làm giảm nguy cơ rối loạn kinh nguyệt?
Sau đây là một số lời khuyên để bạn tự chăm sóc bản than:
- Duy trì lối sống khỏe mạnh bằng cách luyện tập điều độ và ăn đồ ăn ít chất béo. Nếu bạn cần giảm cân, hãy giảm từ từ thay vì chuyển sang chế độ dinh dưỡng ăn kiêng cắt giảm lượng calo và thức ăn.
- Nghỉ ngơi đủ giờ giấc.
- Hạn chế stress và có các biện pháp thư giãn
- Nếu bạn là vận động viên, cắt giảm các bài tập kéo dài và căng thẳng. Hoạt động thể thao quá mức có thể gây rối loạn chu kì kinh nguyệt.
- Dùng biện pháp tránh thai nếu cần thiết.
- Thay tampon hoặc băng vệ sinh sau mỗi 4-6 tiếng tránh các trường hợp nhiễm độc hoặc viêm nhiễm.
- Thăm khám bác sĩ thường xuyên.
Nguồn tham khảo:
- The American Congress of Obstetricians and Gynecologists: Abnormal Uterine Bleeding
- NIH Eunice Kennedy Shriver National Institute of Child Health and Human Development - Menstruation and Menstrual Problems: Condition Information
- gov. Office of Women’s Health, US Department of Health and Human Services: Menstruation and the Menstrual Cycle fact Sheet
Theo my.clevelandclinic.org
Medshop.vn dịch
Các bài gần đây
Làm thế nào để tính ngày rụng trứng: 7 dấu hiệu của rụng trứng
Bị buồng trứng đa nang nên ăn và tránh thực phẩm nào?
Vitex siêu thảo dược hỗ trợ thụ thai?
Cây trinh nữ Chaste Tree Berry - thảo dược thần kỳ của phái nữ
Tăng chất lượng trứng trong vòng 90 ngày
Làm thế nào để tăng chất lượng trứng trong vòng 90 ngày?
6 cách tăng khả năng sinh sản tự nhiên ở nam giới
6 thảo dược tăng khả năng thụ thai tự nhiên
Đánh giá