23 February, 2018 0 nhận xét Nhận xét
Các triệu chứng của bệnh thường không xuất hiện cho tới khi người bệnh trên 40 tuổi.
Theo các bác sĩ, nam giới có nhiều khả năng hơn bị tích tụ quá nhiều sắt trong cơ thể vì phụ nữ thường mất một lượng sắt nhất định qua chu kì kinh nguyệt hàng tháng hoặc khi mang thai.
Các nhà nghiên cứu cho biết khi hàm lượng sắt cao có thể dẫn tới tổn thương cơ quan và mô. Nhiễm sắt huyết tố cần được điều trị để ngăn ngừa những rối loạn nghiêm trọng. Nếu không được điều trị, sắt sẽ tiếp tục được tích tụ trong cơ thể.
Kiểm tra thể chất là cần thiết để chẩn đoán nhiễm sắt huyết tố sau đó là xét nghiệm máu để xác nhận kết quả.
Đây là tình trạng rối loạn chứng rối loạn liệt gen thể nhiễm sắc định hình, có 80% nguy cơ lây truyền cho các thế hệ sau.
Bác sĩ cho biết huyết sắc tố loại 1 được gọi là nhiễm sắt huyết tố cổ điển (HHC) là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh thừa sắt và khá phổ biến. Những người bị HHC hấp thu quá nhiều sắt từ chế độ ăn hàng ngày. Cơ thể con người không thể loại bỏ sắt dư thừa.
Theo thời gian, lượng sắt thừa này tích tụ trong các cơ quan chính như tim, gan, tụy, khớp và tuyến yên và nếu không được loại bỏ sẽ gây tổn thương cho các cơ quan này.
Trong các giai đoạn sau của nhiễm sắt huyết tố, bệnh nhân có thể cũng bị tiểu đường, giảm ham muốn tình dục, bất lực, suy tim và suy gan.
BS Thu Vân
(Theo Indianexpress)
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
5 sai lầm bà mẹ thường gặp khi nuôi con
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn
Trẻ thấp còi có nên bổ sung vitamin và khoáng chất?
Báo động trẻ bị xâm hại tình dục
Đánh giá