22 December, 2016 0 nhận xét Nhận xét
Thuốc kháng sinh là một trong những loại thuốc được sử dụng rất nhiều hiện nay. Thông thường, những loại thuốc kháng sinh có thể đào thải ra khỏi cơ thể trong thời gian từ 1 giờ đến 24 giờ nhưng nếu sử dụng quá nhiều lượng kháng sinh này có thể làm suy yếu tình dục cho các đấng mày râu, là nguyên nhân yếu sinh lý, rối loạn cương dương có thể gây vô sinh do tác động đến chất lượng tinh trùng.
Thời gian bán thải ra ngoài của hầu hết các loại thuốc kháng sinh
Kháng sinh được sử dụng trong bất cứ loại bệnh nào hiện nay như ho, cúm, hay một số bệnh nhiễm khuẩn, viêm nhiễm khác. Thuốc kháng sinh là loại thuốc được đào thải qua thận và bài tiết và nước tiểu theo dạng có hoạt tính hoặc không có hoạt tính tùy từng loại thuốc.
Thời gian để thuốc đào thải ra khỏi cơ thể là 1-24 giờ, tuy nhiên, theo Suckhoesinhsan, nếu sử dụng nhiều thuốc kháng sinh trong một thời gian dài thì lượng kháng sinh sẽ tích tụ trong cơ thể và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây hại cho tinh trùng và khả năng sinh sản cho nam giới.
Kháng sinh làm hại tinh trùng
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy một số hoạt chất kháng sinh có tác dụng tiêu diệt tinh trùng, giảm khả năng sinh sản và có thể khiến bản lĩnh tình dục của các quý ông suy yếu.
Sử dụng Erythromycin quá nhiều là nguyên nhân bị xuất tinh sớm, rối loạn tình dục, giảm ham muốn “yêu” và giết chết tinh trùng. Nhiều trường hợp nam giới vô sinh do lạm dụng loại thuốc này quá nhiều.
Bên cạnh Erythromycin cũng có nhiều loại thuốc kháng sinh khác đe dọa tình dục nam giới như Azithromcyn (kháng sinh điều trị viêm tai giữa, viêm họng…), Sparamycin, Midecamycil… và các thuốc loại thuộc dòng kháng sinh Macrolide…Cần cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh và hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên môn đồng thời tránh lạm dụng thuốc gây nhiều biến chứng lâu dài cho cơ thể.
Theo Suckhoesinhsan
Các bài gần đây
Các vấn đề sinh sản – Những điều làm tăng nguy cơ vô sinh của bạn
10 sự thật về bộ não của trẻ vị thành niên
Vừa lên chức bố nhưng chàng trai 29 tuổi đã tử vong vì thói quen từ năm 14 tuổi
Tác hại “khủng khiếp” của hóa chất độc hại lên thai nhi
Đau nửa đầu dễ nhầm với bệnh gì?
Đánh giá