Nguyễn Thanh Hà (Hà Nội)
Hiện nay, nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh có tính di truyền; vảy nến có liên quan đến gene và rối loạn miễn dịch ở cơ thể, từ đó dẫn đến các tế bào da tăng sinh rất nhanh và bất thường. Bệnh cũng có thể do các yếu tố sau: Vảy nến xuất hiện ở vùng da bị chấn thương; Nhiễm trùng đường hô hấp trên do liên cầu trùng có thể gây khởi phát vảy nến giọt hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh hiện mắc; Một số thuốc có thể gây khởi phát hoặc làm nặng thêm bệnh vảy nến như thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc kháng sốt rét tổng hợp (chloroquin), lithium, thuốc kháng viêm non-steroid (indomethacine), progesterone và corticosteroid. Buồn phiền, lo lắng, stress dễ làm bùng phát và nặng thêm bệnh vảy nến... Ngoài ra, yếu tố môi trường cũng khởi phát, thúc đẩy cũng như làm nặng thêm bệnh vảy nến.
Vảy nến nếu không được chăm sóc và điều trị đúng, người bệnh có thể bị các biến chứng sau: đỏ da toàn thân, vảy nến mủ, viêm khớp, nhiễm trùng da... Một số nghiên cứu gần đây cho thấy vảy nến là yếu tố nguy cơ đối với hội chứng chuyển hóa và bệnh tim mạch, nhất là đối với những người vảy nến nặng.
Bạn nên đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát bệnh tốt, tránh biến chứng.
BS. Minh Quang
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
10 bí quyết tăng hiệu quả chống lão hóa
Tất cả mọi thứ cần biết về các chất chống oxi hóa và làn da bạn
Làm thế nào để loại bỏ tình trạng nổi da gà?
Quá trình lão hóa tự nhiên: điều gì cần biết?
Đôi tay khô ráp? Hãy chữa lành bằng những bí quyết từ các chuyên gia da liễu
Đánh giá