Tuy nhiên, để bảo quản mỹ phẩm được lâu, nhà sản xuất cũng sử dụng các hóa chất bảo quản có thể gây hại cho da và sức khỏe. Vì vậy, trước khi sử dụng, nên tham khảo kỹ thành phần trong mỹ phẩm để tránh dùng những chất gây hại cho mình.
Các thành phần cơ bản trong mỹ phẩm tốt cho da
Vitamin E: Là thành phần quen thuộc trong các sản phẩm dưỡng da. Vitamin E đóng vai trò quan trọng trong việc làm chậm quá trình lão hóa da, còn giúp da không bị khô, duy trì độ ẩm cho da, giảm nếp nhăn.
Coenzyme Q10 (coQ10): Có khả năng chống ôxy hóa mạnh, góp phần quan trọng hỗ trợ cơ thể trong việc chống các gốc tự do; nó có tác dụng hiệp đồng với các chất chống ôxy hóa khác như: beta caroten, vitamin E, vitamin C, để cho tác dụng tối ưu. Trong mỹ phẩm, CoQ10 có tác động trực tiếp giúp ngăn ngừa và giảm nếp nhăn trên da hiệu quả.
Trước khi dùng mỹ phẩm cần xem kỹ thành phần các chất có trong sản phẩm.
Bearberry: Có hiệu quả đáng kể trong thay đổi độ trắng của làn da, có thể điều trị tàn nhang, nám, giúp da trắng hơn... Ngày càng nhiều sản phẩm chăm sóc da sử dụng bearberry, vì thế khi chọn kem dưỡng trắng, bạn nên để ý tìm kiếm thành phần này.
Hoạt chất cô đặc từ aloe vera (nha đam - lô hội): Có công dụng phục hồi các tế bào da bị tổn thương, giúp các mạch máu li ti dưới da lưu thông tốt hơn, tái tạo sự tươi trẻ cho các làn da bị lão hóa sớm. Hơn nữa hoạt chất cô đặc từ aloe vera còn dưỡng cho da khỏe mạnh, làm lành các vết bỏng và vết sẹo sau khi bị mụn, làm mềm và tái tạo các vùng da bị chai, sần, rạn nứt, lở ngứa...
Retinoids: Các retinoids có tác dụng điều trị làn da bị mụn trứng cá, chống lão hóa da, kích thích sản xuất collagen trong da. Những người có nếp nhăn da, cũng có thể sử dụng retinoids như một biện pháp phòng ngừa để giữ cho làn da trẻ và khỏe trong thời gian dài.
Tránh xa chất có hại
Hydroquinone: Hiện diện trong mỹ phẩm dưới tên: mercury, calomel, mercurio, mercurio chloride... Hydroquinone là hoạt chất thường có trong sản phẩm làm trắng da. Việc lạm dụng chất làm trắng hydroquinone không chỉ phá hủy các tế bào da, mà còn can thiệp trực tiếp vào quá trình chuyển hóa năng lượng và gây ảnh hưởng xấu đến các cơ quan trong cơ thể.
Paraben: Thường “góp mặt” ở các sản phẩm trang điểm, kem dưỡng ẩm, gel cạo râu... dưới các tên như: methylparaben, propylparaben, ethylparaben, butylparaben. Paraben là chất kháng khuẩn và kháng nấm, được dùng làm chất bảo quản để ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn và hạn chế sự phân hủy của các hoạt chất. Dung nạp quá nhiều paraben vào cơ thể sẽ gây rối loạn hormon, làm ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của da, kích thích khối u phát triển.
Dầu mineral oil: Còn gọi là liquid paraffin, liquid petroleum, white oil được chưng cất gasoline từ dầu thô. Loại dầu này có nhiều trong các sản phẩm dưỡng thể, dưỡng da mặt như dầu massage, dầu tẩy trang, baby oil, vaseline... Mineral oil tạo thành một lớp mỏng không thấm nước trên da, làm tắc lỗ chân lông, khiến da giảm khả năng bài tiết.
Polyethylen (PEGs): Đây là nhóm các chất giúp da giữ ẩm và thẩm thấu nhanh các dưỡng chất trong mỹ phẩm. Tuy nhiên hiện nay, PEGs đang được tổng hợp bằng phản ứng hóa học, quy trình này cũng tạo ra nhiều chất độc kèm theo như: ethylene oxides, hợp chất polycyclic aromaticm, các kim loại nặng bao gồm chì, sắt, cobalt, nickel, cadmium, arsenic (thạch tín)... Đây là những thành phần độc hại có thể gây kích ứng da, khiến da nhờn, tổn thương... lâu dần trở thành tiền đề gây bệnh ung thư.
Phenoxyethanol: Chất bảo quản này có cả trong những mỹ phẩm được đề là mỹ phẩm tự nhiên hay mỹ phẩm hữu cơ (không sử dụng hóa chất). Ở châu Âu, chất này bị coi là chất kích ứng da. Phenoxyethanol nguyên chất có thể gây ra các bệnh liên quan đến hệ thần kinh hay cơ quan sinh sản.
Dầu khoáng/ Mineral Oil: Hiện diện trong mỹ phẩm dưới tên gọi: Petrolatum, paraffinum liquidum, paraffin oil, cera microcristallina... Mineral oil là khoáng dầu, được hình thành từ dầu hỏa thô (khi đun dầu hỏa lên 210°C rồi lược bỏ một số thành phần sẽ thu được dầu khoáng). Chất này có tác dụng làm mềm da và thường bắt gặp ở các sản phẩm dưỡng ẩm, kem nền, sữa tẩy trang, son dưỡng môi... Tuy nhiên thường xuyên sử dụng dầu khoáng sẽ ngăn cản sự bài tiết của da, làm bít lỗ chân lông, gây mụn...
THANH HUYỀN
((Theo helloglow, elle))
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Mách bạn cách thải độc cho da đơn giản
Đáng ngại các bệnh da do virus
Quá trình lão hóa tự nhiên: điều gì cần biết?
Đôi tay khô ráp? Hãy chữa lành bằng những bí quyết từ các chuyên gia da liễu
Đánh giá