Tác hại của mỡ bụng không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây bất tiện trong việc lựa chọn quần áo và gia tăng nguy cơ bệnh tật. Dưới đây là nguyên nhân gây béo bụng.
Chế độ ăn
Thực phẩm chứa đường, như bánh ngọt và kẹo, và đồ uống, như nước ngọt và nước trái cây, có thể: gây tăng cân, làm chậm chuyển hóa, giảm khả năng đốt mỡ
Chế độ ăn ít đạm, nhiều chất bột đường cũng có thể ảnh hưởng đến cân nặng. Protein giúp chúng ta no lâu hơn, và những người không ăn protein từ thịt nạc có thể ăn nhiều thức ăn hơn.
Đặc biệt, chất béo trans có thể gây viêm và dẫn đến béo phì. Chất béo trans có trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm đồ ăn nhanh và bánh nướng...
Các chuyên gia khuyến cáo nên thay thế chất béo trans bằng các thực phẩm lành mạnh từ ngũ cốc nguyên hạt, chất béo không bão hòa chuỗi đơn và chất béo không bão hòa chuỗi đa. Nguồn dinh dưỡng tốt và rất nhiều chất xơ là cần thiết để cải thiện điều kiện tiêu hóa như đầy hơi, viêm, táo bón. Rau lá xanh, ngũ cốc và bột mì là những nguồn chất xơ tự nhiên.
Thức ăn nhanh có thể gây mỡ bụng.
Thiếu ngủ
Không ngủ đủ khiến lượng cortisol (hormone gây căng thẳng) tăng lên và dẫn đến thèm thực phẩm có đường.
Muốn duy trì mức độ cortisol bình thường bạn cần ngủ đủ mỗi đêm. Khi đó không chỉ cân bằng được lượng cortisol mà còn thúc đẩy sản xuất leptin, một loại hoóc môn giúp cơ thể kiểm soát sự thèm ăn. Ngủ đủ từ 7 –8 tiếng mỗi đêm để thoát khỏi tình trạng béo bụng.
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Quá trình lão hóa tự nhiên: điều gì cần biết?
Đôi tay khô ráp? Hãy chữa lành bằng những bí quyết từ các chuyên gia da liễu
Đồ ngọt sẽ khiến bạn trông già đi như thế nào?
Lợi ích của vitamin C cho làn da, tóc và sức khỏe
Kem chống nắng hóa học liệu có an toàn? Ý kiến từ FDA theo nghiên cứu mới
Đánh giá