21 November, 2016 0 nhận xét Nhận xét
Định nghĩa
Cảm cúm là tình trạng nhiễm khuẩn ở mũi, họng, phổi gây ra với virus cảm cúm. Có rất nhiều loại virus cảm cúm khác nhau, và theo thời gian, một số loại sẽ phổ biến hơn cả. Nhiễm cúm là tình trạng phổ biến trong suốt “mùa cảm”, thường là từ tháng 10 đến tháng 5.
Trẻ dưới 5 tuổi và đặc biệt là dưới 2 tuổi thường có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng do cảm cúm. Mỗi năm có khoảng 20000 trẻ dưới 5 tuổi nhập viện do biến chứng như viêm phổi.
Các triệu chứng cảm cúm điển hình ở trẻ nhỏ
Hãy khám bác sĩ ngay nếu bé nhà bạn có những triệu chứng cảm cúm để xem bé có cần kiểm tra gì không. Bé nhà bạn có thể cần điều trị với thuốc kháng virus. Chúng được khuyến cáo dùng cho trẻ 2 tuần tuổi và có hiệu quả nhất khi bắt đầu ở 2 ngày đầu bị ốm.
Sau đây là các triệu chứng cảm cúm điển hình. (Một số triệu chứng như đau đầu hay đau cơ rất khó để phát hiện ở trẻ nhỏ.) :
- Sốt hay cảm thấy hơi sốt (CDC lưu ý rằng không phải ai bị cảm cũng bị sốt).
- Lạnh và rung người.
- Ho khan, khô cổ.
- Viêm họng
- Sổ mũi, nghẹt mũi.
- Đau cơ và toàn thân.
- Đau đầu
- Mệt mỏi (rất mệt).
- Nôn mửa và tiêu chảy (triệu chứng này không phổ biến, tuy nhiên vẫn có trường hợp xảy ra).
Ngược lại, bé bị cảm lạnh thường bị sốt nhẹ, chảy mũi, và ho ít. Cảm cúm khiến trẻ (kể cả người lớn) thấy mệt hơn, đau hơn và khó chịu hơn khi bị cảm lạnh.
Với trẻ dưới 12 tháng tuổi, có những cảnh báo khác nữa khi bị sốt và ho. Đây là lúc bạn cần gọi bác sĩ nếu bé:
- Dưới 3 tháng tuổi và sốt đến 38 độ hoặc cao hơn. Cơn sốt ở độ tuổi này biểu hiện nhiễm cúm hoặc bệnh nghiêm trọng.
- Bị sốt liên tục trên 40 độ.
- Bị sốt kéo dài trong 24 giờ.
- Bị ho dai dẳng và không dứt trong tuần sau đó.
Triệu chứng cảm cúm nghiêm trọng ở trẻ
Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh cáo rằng kể cả những trẻ bình thường khỏe mạnh cũng có khả năng bị ốm nghiêm trọng khi bị cảm cúm. Gọi cấp cứu ngay nếu bé nhà bạn có bất kì một dấu hiệu nào sau:
- Thở nhanh hoặc khó thở
- Da bị bầm tím hoặc xám xỉn.
- Không uống đủ nước (Đi tiểu không nhiều như bình thường).
- Nôn mửa nặng hoặc dai dẳng
- Không tỉnh táo hoặc không có phản ứng.
- Cực kì khó chịu và không muốn ai bế.
- Có những triệu chứng cảm cúm và đỡ hơn nhưng sau đó lại quay lại và sốt, ho nặng hơn.
- Có các bệnh khác (như tim, phổi hay hen suyễn) và có thêm triệu chứng cảm cúm bao gồm ho và sốt.
Nguyên nhân cảm cúm ở trẻ nhỏ
Nếu bé nhà bạn ở gần ai đó bị cúm và đang ho hoặc sổ mũi, bé có thể hít phải qua miệng hoặc mũi. Những người bị cảm cúm thường bị lây trong vòng 1 hay 2 ngày trước khi bắt đầu triệu chứng. Trẻ em có thể bị lây lâu hơn.
Do cảm cúm lây lan khi tiếp xúc, nó di chuyển nhanh chóng khi con bạn ở trường, trung tâm nuôi dạy trẻ, ở sân chơi và trong gia đình. Sau 1 đến 4 ngày tiếp xúc sẽ có biểu hiện ốm.
Mức độ nghiêm trọng khác nhau tùy theo người, do đó có thể bạn nhiễm cúm nhưng không biết. Nếu chỉ xuất hiện triệu chứng nhẹ, và bạn sẽ rất dễ nghĩ đó là cảm lạnh và vô tình lây sang cho người khác.
Điều trị cảm cúm ở trẻ nhỏ
Dù cần đến đơn thuốc từ bác sĩ hay không, bé nhà bạn cần ở nhà và nghỉ ngơi thật nhiều – và quan trọng nhất – cho bé uống thật nhiều nước. Nếu bé đang ăn đồ ăn cứng, hãy cho bé ăn hoa quả đông, súp và nước dùng.
Nếu bé khó chịu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem con bạn có cần thuốc giảm đau, như acetaminophen cho trẻ em. (Không cho trẻ uống aspirin trừ khi đã hỏi ý kiến bác sĩ , nó có thể gây hội chứng Reye, loại bệnh hiếm gặp nhưng có thể nguy hiểm đến tính mạng),
Đừng nôn nóng và hãy hỏi bác sĩ nếu dùng thuốc kháng sinh, nó chỉ gây tác dụng chống lại vi khuẩn. Loại virus gây cảm cúm – không phải vi khuẩn – do vậy kháng sinh không có tác dụng.
Thuốc kháng sinh có thể cần thiết, tuy nhiên, chỉ nếu bé bị nhiễm khuẩn do bị cảm cúm, như là viêm phổi, nhiễm trùng tai hoặc viêm phế quản.
Bé nhà bạn có thể cảm thấy tốt hơn trong 3 đến 5 ngày. Cơn sốt sẽ qua đi trước tiên, và sau đó bé sẽ ăn ngon miệng trở lại. Tuy nhiên đây chỉ là ước tính – một số trẻ (và cả người lớn) sẽ bị ho đến tận 2 tuần hoặc hơn.
Ngăn ngừa cảm cúm cho trẻ nhỏ
Các biện pháp phòng ngừa bao gầm tiêm vắc xin cảm cúm và vệ sinh sạch sẽ cho bé.
Vắc xin cảm cúm
Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyên người lớn, trẻ nhỏ - tiêm vắc xin phòng bệnh cảm cúm khi trẻ bắt đầu 6 tháng tuổi. Nếu bé nhà bạn còn quá nhỏ, hãy đảm bảo rằng những ai tiếp xúc gần với bé đã được tiêm vắc xin để hạn chế lây nhiễm.
Việc tiêm vắc xin thậm chí sẽ quan trọng hơn nếu bé nhà bạn thuộc nhỏ nguy cơ cao – chẳng hạn, bé bị tiểu đường, ức chế hệ thống miễn dịch, thiếu máu nghiêm trọng, tim mãn tính hay bệnh phổi (bao gồm hen suyễn) hay bệnh thận.
Thật không hay, vắc xin cảm cúm không phải lúc nào cũng hiệu quả. Nó phụ thuộc vào sức khỏe tổng thể của bé (sẽ hiệu quả hơn với những bé khỏe mạnh) và phụ thuộc vào độ trùng khớp với loại virus đang hiện hành. Trong một số năm này, vắc xin lại có độ trùng khớp sát hơn so với những năm khác.
Nếu bé nhà bạn bị cảm cúm sau khi dùng vắc xin, có thể là bé bị nhiễm loại chủng virus mà vắc xin không phù hợp. Và tất nhiên, tiêm vắc xin không thể bảo vệ bé khỏi những virus có vẻ giống với virus cúm.
Vệ sinh
Thực hiện vệ sinh tốt để giữ cho bé luôn khỏe mạnh. Rửa sạch tay bé với xà phòng và nước nóng và mọi người trong gia đình cần rửa sạch tay thường xuyên. Dùng loại cồn khử trùng khi không có xà phòng và nước.
Hãy dùng khăn giấy che khi ho hoặc hắt mũi và bỏ vào thùng rác ngay lập tức. Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng. Lau chùi phòng tắm và nhà bếp, đồ chơi thường xuyên với chất khử trùng gia dụng.
Để bé tránh xa những người bị ốm. Nếu có ai trong nhà bị ốm, hãy đảm bảo người đó cách li với bé càng xa càng tốt.
Kể cả khi bạn rất cẩn thận, bé nhà bạn vẫn có thể bị cúm. Nếu bé bị cúm, tin tốt lành là bé sẽ rất ít bị lại trong năm đó bởi bé sẽ miễn dịch với chủng cúm đó.
Các chủng cúm khác nhau sẽ hoành hành trong năm tiếp theo, và việc tiêm vắc xin ở năm này không có tác dụng miễn dịch mấy, đó là lí do tại sao tiêm vắc xin hàng năm là cần thiết.
Theo Babycenter
Medshop.vn dịch
Các bài gần đây
7 huấn luyện viên chia sẻ bí quyết để có được hạnh phúc trong cuộc sống
Nên ăn gì để có hệ thống miễn dịch tốt hơn?
CoQ10 có tác dụng như thế nào?
Giải đáp các câu hỏi về vấn đề mang thai
Tại sao làn da chúng ta cần magie và cách dễ nhất để cung cấp magie
Làm sao để giải quyết vấn đề trầm cảm sau sinh
7 lí do khiến bạn luôn thấy mệt mỏi và cách vượt qua nó
Đánh giá