24 March, 2017 0 nhận xét Nhận xét
Ngô Văn Hoàng(ngohoang@gmail.com)
Theo mô tả trong thư thì rất có thể em bị bệnh đại tràng chức năng (hay hội chứng ruột kích thích). Triệu chứng điển hình nhất của bệnh này là đau bụng. Đau rất đa dạng, có thể đau sau ăn, có thể đau khi ăn no, đặc biệt là đau sau khi ăn một số thức ăn lạ, chua, cay, lạnh, rau sống, tiết canh... Bệnh đại tràng chức năng thường đau vùng bụng ở dưới rốn, đau quặn, đầy hơi, mắc đi tiêu; đau tăng trước khi đi tiêu, khi trướng hơi; đau lan nhiều nơi trong ổ bụng. Kích hoạt bởi xúc động; chế độ ăn ít chất xơ, quá nhiều cà phê... Đôi khi do đầy bụng, trướng hơi, khó tiêu (dễ nhầm với đau dạ dày). Tuy bệnh đại tràng chức năng không nguy hiểm, không gây chảy máu, không dẫn đến ung thư, không sốt, không sút cân... nhưng người bị bệnh đại tràng chức năng bị ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống (không thoải mái, kiêng khem quá mức, hay cáu gắt hoặc hay nổi nóng, lúc nào cũng lo đến bệnh tật của mình). Phân lúc táo bón, khi thì tiêu chảy xen kẽ; cảm giác tiêu không hết phân; đôi khi có nhầy nhớt... thay đổi thói quen đi tiêu. Đặc biệt bệnh có thể nặng thêm nếu bệnh nhân có những vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu... Trường hợp của em nếu đã nội soi không có tổn thương ở đường tiêu hóa thì em không nên quá lo lắng. Với người bệnh này, việc điều trị cần kết hợp nhiều yếu tố: chế độ ăn uống, tập luyện, tránh căng thẳng kết hợp dùng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc như thuốc tạo khối phân, chống co thắt cơ trơn, thuốc giảm đau, có trường hợp phải dùng cả thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm.
BS. Trần Quang Nhật
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Tăng chất lượng trứng trong vòng 90 ngày
Điều trị tình trạng kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
7 triệu chứng phụ nữ không nên bỏ qua
Tìm ra bí quyết của “tinh binh” thành công
Cách khắc phục những triệu chứng nghén khủng khiếp của các bà bầu
Làm thế nào để tăng chất lượng trứng trong vòng 90 ngày?
Giải pháp nào khi đau bụng kinh?
Tăng chất lượng tinh binh nhờ 4 món dễ làm
Giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ: Ðừng để quá muộn
Đánh giá